“Nuốt kẹo cao su sẽ làm dính ruột, thậm chí nó mắc kẹt trong bụng đến 7 năm”, lời hù họa này quả thật đáng sợ với các em bé. Nhưng thực tế, nếu bạn vô tình nuốt phải kẹo cao su, mọi chuyện không đáng sợ như thế.
Kẹo cao su được làm từ thành phần gôm, đường, chất tạo màu và tạo mùi. Thành phần gôm khá khó tiêu hóa – nó là hỗn hợp của chất đàn hồi, nhựa thông, chất béo, sữa nhũ hóa và sáp ong. Khi vào dạ dày, chỉ có những thành phần dễ phân hủy được hấp thụ, còn phần gôm thì không.
Nói chung, dạ dày của bạn không thể phân hủy gôm theo cách giống như với các thức ăn khác. Song, hệ tiêu hóa có cách riêng của nó để xử lý những thứ mà bạn nuốt vào. Chẳng phải hàng ngày bạn vẫn ăn đủ thứ mà cơ thể không thể tiêu hóa hết đó sao.Thế nhưng, nếu thật sự nuốt phải kẹo cao su, sự tình gì sẽ phát sinh tiếp sau đó?
Tiến sĩ Rodger Liddle – bác sĩ chuyên khoa dạ dày – ruột của Trường Y khoa Đại học Duke cho biết: “Không có bất kì thứ gì có khả năng cư trú lâu bên trong cơ thể trừ khi nó quá lớn không thể đưa ra khỏi dạ dày hoặc bị mắc kẹt ở ruột”.
Khi nuốt phải, bã kẹo cao su cũng sẽ đi qua hệ tiêu hóa giống như tất cả mọi loại thực phẩm khác. Các chất tiết ra từ cơ thể có thể ngay lập tức phá vỡ một số thành phần của kẹo cao su, chẳng hạn như chất làm ngọt và chất chiết xuất từ dầu, nhưng với chất bảo quản hay chất đàn hồi, thì phải mất một vài ngày.
Quá trình nhai không có tác động quá nhiều để khiến kẹo cao su có thể biến đổi. Dịch tiêu hóa trong nước bọt có nhiệm vụ phá vỡ các thành phần của kẹo cao su như chất làm ngọt, chất tạo hương và chất làm mềm, tuy nhiên, enzyme này lại không có tác dụng với chất nền cao su của kẹo.
Bạn có thể nhận thấy rằng, kẹo cao su gần như không bị ảnh hưởng gì trước sự nhai nghiền của hàm răng. Vì vậy, khi bạn nuốt kẹo cao su, nó sẽ di chuyển xuyên qua đường tiêu hóa, vào dạ dày của bạn dưới dạng một khối lớn.
Bác sỹ Ganjhu cho biết: “Khi nuốt kẹo cao su vào thân thể, nó cũng được thải ra như các đồ ăn khác, chỉ có điều không biết rõ thời điểm, bởi vì năng lực tiêu hóa của mỗi người khác nhau.”
Ruột chỉ việc co bóp không ngừng để tống thức ăn đi hết hệ tiêu hóa và ra ngoài. Kẹo cao su cuối cùng cũng kết thúc hành trình của nó sau 2 ngày. Như vậy là, dù kẹo cao su dính, song vẫn không thắng nổi sức mạnh của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể nuốt kẹo cao su một cách thường xuyên trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đặc biệt là trẻ em, vì với số lượng lớn bã kẹo được tích tụ trong ruột hay dạ dày, nguy cơ tắc đường tiêu hóa gây táo bón là rất cao. Ở nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để gắp chúng ra ngoài.
Video hay: 8 Người Thực Sự có Siêu Năng Lực
Tuệ Nhi tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…