Categories: Tin tức

Con thích cãi lời, cách làm này của mẹ thật tuyệt vời!

Cha mẹ nào cũng từng trải qua chuyện như vậy: Con cái mỗi ngày một trưởng thành, đợi khi đến lúc sáu bảy tuổi, đứa bé trước giờ luôn ngoan ngoãn nghe lời đột nhiên bắt đầu học cách cãi lại lời cha mẹ rồi.

Đương nhiên, các cha mẹ không cần phải quá buồn chán, đây thật ra cũng được xem là biểu hiện trưởng thành của trẻ nhỏ: Theo sự tăng trưởng của độ tuổi, ý thức độc lập của trẻ càng ngày càng mạnh, sẽ có cách nghĩ riêng của mình đối với rất nhiều sự việc. Làm bậc cha mẹ, khi con cái cãi lời không cần phải nhường nhịn, nhưng cũng cần phải nắm bắt mức độ xử lý. Quá hiền lành thì chúng sẽ không xem bạn ra gì nữa, có thể về sau còn làm ra chuyện khiến bạn càng lo lắng hơn; nhưng nếu như quá nghiêm khắc, trẻ sẽ cảm thích chúng không cách nào biểu đạt cảm xúc của mình, do vậy mà dần dần có khoảng cách với cha mẹ, không thích giao tiếp với cha mẹ. Lần sau khi con bạn còn cãi lời, bạn hãy thử làm theo cách này xem:

1.Giữ bình tĩnh

Thật ra, trước khi cha mẹ chuẩn bị giảng “bài giáo dục”, con cái luôn luôn cảm thấy một loại không khí căng thẳng, lúc này cha mẹ phải cố hết sức thể hiện dịu dàng một chút, nếu như còn lớn tiếng quát mắng con, đe dọa chúng, hoặc là hét to “mẹ là mẹ của con, mà con dám cãi lời mẹ”, như vậy chỉ làm sự việc càng lúc càng tệ hơn. Cách tốt nhất chính là trước tiên nên nhịn không nói, hít thở sâu, đếm thầm trong lòng 10 số, sau đó mới tự hỏi mình xem những lời định nói ra rốt cuộc có thể hóa giải tình huống ngượng ngùng trước mắt hay không.

Nếu như bạn vẫn cảm thấy mình sắp nổi nóng rồi, hoặc là con bạn đã nổi nóng rồi, vậy thì nên giữ bình tĩnh trước, nói với con là cả hai sẽ giữ bình tĩnh một lúc, đợi khi mọi người đều bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục bàn luận chuyện này. Nếu như con bạn ở trước nơi công cộng cãi lại bạn, tuyệt đối không nên giáo huấn con trước mặt mọi người, mà nên nói với con rằng tạm dừng vấn đề này lại trước, chúng ta về nhà rồi nói sau.

2.Phán đoán nguồn gốc của vấn đề

Cãi lời, thật ra không phải là biểu hiện chân thật nhất trong lòng trẻ nhỏ. Nhiều lúc có lẽ là do trẻ ở trường có xảy ra một số va chạm nhỏ với bạn học, trong lòng buồn bã không vui, về nhà có thể sẽ trút bỏ tâm trạng lên người cha mẹ, vì ở trong lòng trẻ, cha mẹ là mục tiêu trút giận an toàn nhất. Hoặc có thể là áp lực bài học của trẻ quá lớn, có lúc sẽ gào thét với cha mẹ, không cho cha mẹ ngồi trong phòng ngủ của chúng.

Khi xảy ra những hiện tượng này, trước tiên cha mẹ phải bình tĩnh, thử hỏi xem nguồn gốc phát sinh loại tâm trạng này, ví dụ nói “hôm nay trong trường xảy ra chuyện gì hay sao?”, “con muốn ở một mình một lát không?” v..v.. Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau khiến trẻ bực bội cãi lời, vậy thì vấn đề cãi lời của trẻ sẽ dễ dàng giải quyết hơn rồi.

3.Thể hiện rõ giới hạn của bạn


(Hình: Khi con cái cãi lời không cần phải nhường nhịn, nhưng cũng phải nắm bắt được mức độ xử lý. (Ảnh trên mạng))

Nhiều lúc khi bạn đưa ra yêu cầu với con, đứa trẻ từ trước giờ luôn có tính cách ngoan hiền sẽ làm nũng với bạn “mẹ đừng cằn nhằn con nữa có được không”, thật ra điều nó muốn diễn đạt là: Chuyện này mẹ đã nói với con quá nhiều lần rồi!

Lúc này bạn có thể nói với con: Con có thể không vui, có thể tạm thời không hiểu được yêu cầu mà ba mẹ đưa ra, nhưng trách mắng cha mẹ, quát lớn tiếng hoặc là kêu ba mẹ “cút ra ngoài” là điều tuyệt đối không được phép

4.Biện pháp xử phạt khéo léo

Ngày thường cha mẹ phải dạy cho con biết hành vi nào, lời nói nói là không đúng, còn phải để con biết rõ: Nếu như gây ra chuyện không tốt, nói những lời không tốt, thì sẽ bị xử phạt. Sau đó quy định ra hình phạt tương ứng, ví dụ như không được chơi trò chơi điện tử, không được xem tivi, làm thêm một số công việc nhà, hoặc là cần phải đi ngủ sớm. Những biện pháp xử phạt này phải nói trước với con, để tránh sau khi con phạm sai lầm lúc phải chịu hình phạt sẽ không phục. Đương nhiên, chuyện quan trọng nhất vẫn là phải tiếp tục hình phạt, chỉ có như vậy, trẻ mới có thể hiểu được cha mẹ là nghiêm túc, vì vậy sẽ càng chú ý đến cử chỉ lời nói của mình hơn.

5.Kịp thời khích lệ

Khi trẻ có thể dùng một thái độ tôn trọng người khác để diễn đạt cảm nhận của mình, nhất định phải khen ngợi trẻ. Có thể nói với nó “cách ứng xử này của con với ba mẹ là mẹ vô cùng tán thưởng” hoặc là “lúc nãy khi con trả lời lễ phép mà không gào thét với mẹ, mẹ vô cùng vui mừng, con làm rất tốt đó”. Những lời khen này đều có thể làm tâm trạng của trẻ rất dễ chịu, đồng thời cũng có thể khiến chúng ý thức được, cha mẹ không phải chỉ có bới móc tật xấu của mình, mà từng chút thay đổi nhỏ của mình đều được ba mẹ quan sát thấy hết. Đương nhiên, quan trọng nhất vẫn là trẻ càng lúc càng không cãi lại cha mẹ nữa.

Châu Yến Lâm

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

17 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago