PGS.TS Đoàn Văn Đệ (Chủ nhiệm bộ môn Tim-thận-khớp-nội tiết, Học viện Quân y, Viện 103) đã giải thích rõ về các biểu hiện của sắc môi liên quan đến sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh tim: Cần phân biệt môi thâm do bệnh lý hay do tác động của sắc tố da, của việc dùng mỹ phẩm gây dị ứng.
Nếu môi thâm do sắc tố da hay do dị ứng mỹ phẩm thì hoàn toàn bình thường. Nhưng với hiện tượng môi thâm, môi có màu hơi tím không do các nguyên nhân trên thì phải cần đặc biệt chú ý vì đây là biểu hiện của tình trạng suy tim.
Người bị suy tim thường có biểu hiện tím tái. Có hai dạng tím tái đó là tím trung ương và tím ngoại vi.
– Tím trung ương là khi máu tĩnh mạch và máu động mạch bị trộn lẫn với nhau ngay trong tim do một luồng thông bẩm sinh nằm giữa tim trái và tim phải hoặc do khuyết tật di truyền tạo nên một buồng tim chung (máu động mạch có màu đỏ tươi do giàu ôxy còn máu tĩnh mạch có màu đỏ thẫm do đã nhường ôxy cho cơ thể). Tím trung ương cũng có thể do một bệnh lý phổi đang tiến triển như khí phế thũng ngăn cản ôxy hoà tan vào máu động mạch. Tím trung ương xuất hiện quanh kết mạc mắt, niêm mạc ở trong họng và lưỡi.
– Tím ngoại vi là dạng tím thường xảy ra do sự ứ trệ tuần hoàn hoặc trao đổi khí kém và được biểu hiện ra bên ngoài ở những vùng da hở như đầu ngón tay, cằm, mũi và môi…
PGS.TS Đoàn Văn Đệ (Chủ nhiệm bộ môn Tim-thận-khớp-nội tiết, Học viện Quân y, Viện 103)
Vì vậy, người bị suy tim thường có đôi môi thâm bên cạnh những biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp…
Cẩn thận: môi thâm có thể do suy tim
Câu chuyện của chị Hà Mỹ Thanh, 50 tuổi (Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp.HCM) là điển hình của trường hợp môi thâm tim tái này.
Hơn nửa năm nay không hiểu sao chị Thanh cứ thấy trong người mệt mỏi, da dẻ thì nhợt nhạt, sắc môi thì cứ tím tái và hay có cảm giác khó thở, hồi hộp… Nghĩ rằng đó chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, cơ thể chưa thích nghi được nên chị cũng không mấy để ý. Nhưng tình trạng ấy ngày càng kéo dài mặc dù chị đã chú ý rất nhiều đến việc ăn uống, ngủ nghỉ.
Một hôm đi siêu thị chị tình cờ gặp chị bạn học cũ. Chị bạn này vốn là bác sĩ, nên trong cuộc trò chuyện chị Thanh đã kể cho bạn nghe những khác lạ về sức khỏe của mình để nhờ tư vấn. Chị bạn lắng nghe chuyện rất chăm chú rồi đưa ra lời khuyên: “Thanh nên đi khám, với những biểu hiện và sắc môi của Thanh bây giờ, mình nghĩ Thanh có thể bị bệnh tim”.
Nghe lời bạn, ngay hôm sau, chị Thanh đi đến bệnh viện để khám và được thông báo là đang có biểu hiển của bệnh tim mà cụ thể là hiện tượng suy tim. Bác sĩ tại đây cũng khuyên chị rằng tuy bệnh tim rất dây dưa khó chữa trị nhưng cũng không vì thế mà quá chán chường. Vì nếu tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh thì bệnh tình của chị sẽ được khống chế.
Tự phòng bệnhsuy tim
Để phòng chứng suy tim, PGS.TS Đoàn Văn Đệ khuyến cáo những người ngoài 40 tuổi (nhất là phụ nữ) nếu thường xuyên thấy mỏi mệt, khó thở, hồi hộp, trống ngực đánh liên hồi và môi bỗng dưng cứ dần thâm tím đi thì nên đi kiểm tra sức khỏe nhất là các bệnh về tim mạch.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh suy tim nhưng không vì thế chúng ta không thể phòng ngừa. những cách sau sẽ giúp bạn phòng suy tim hiệu quả:
Xoa bóp: Nên thường xuyên xoa bóp tay chân, đặc biệt là 2 chân để giúp máu trong tĩnh mạch trở về tim dễ dàng hơn giảm bớt các nguy cơ tắc nghẽn mạch thường hay gặp trong suy tim.
Ăn nhạt: Chế độ ăn nhạt là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn gây tăng gánh nặng cho tim. Với các trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chỉ được dùng tới 0,5g muối/ngày. Trong các trường hợp khác, cũng chỉ dùng rất hạn chế muối (1-2g muối/ngày).
Nghỉ ngơi: Khi đã có tuổi, bạn nên chủ động giảm hoặc bỏ hẳn các công việc nặng nhọc và giữ một tinh thần luôn lạc quan, yêu đời để giảm tải tần suất hoạt động cho tim.
Luyện tập: Một chế độ tập luyện thể dục thể thao, các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Đặc biệt là các bài tập tốt cho trái tim như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi… Tuy nhiên, chú ý không nên tập luyện quá sức của mình.
Sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, uống rượu bia. Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, nhiều đường để không bị rối loạn lipid máu, ngăn ngừa huyết áp tăng cao, tránh bệnh đái tháo đường… Đấy chính là những nguyên nhân dễ khiến tim bạn có vấn đề.
(Theo SKGĐ)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…