Categories: Tin tức y học

‘Cơ thể mệt rồi, muốn nằm nghỉ’ – dấu hiệu ‘chết chóc’ ở người trẻ

Các bác sĩ đã cảnh báo những người khỏe mạnh, sung sức, đang gặt hái thành công đừng để rơi vào trạng thái “mệt rồi, muốn nằm nghỉ”, vì lúc đó rất dễ “ra đi”.

20 tuổi cũng có thể bị đột quỵ

Người trẻ tuổi, người khỏe mạnh, ham làm việc cần nâng cao cảnh giác, có những hiểu biết về nguy cơ và biện pháp dự phòng đột quỵ não. Đừng để tới lúc cơ thể mệt rồi, muốn nằm nghỉ,, và nằm xuống là rất dễ “ra đi”, nhất là khi giao mùa, thời tiết nắng nóng, lạnh giá ngày đêm thất thường. Đó là lời khuyến cáo của nhiều bác sĩ với những người trẻ, khỏe mạnh, thành đạt.

Theo các bác sĩ, cuộc sống hiện đại, người trẻ tuổi đễ bị căng thẳng – stress, mất ngủ, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh… cùng với sự suy giảm chức năng cơ thể đã sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do – được ví như “binh đoàn” hủy diệt vì sức gây hại lên toàn bộ cơ thể con người, đặc biệt là não bộ.

Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường nằm trong độ tuổi từ 50- 60 trở lên thì hiện theo đánh giá của các bệnh viện đang trẻ hóa dần, từ 40 – 45 tuổi, và những bệnh nhân ở độ tuổi 20-30 cũng không còn hiếm…

Ảnh minh họa.

Rất nhiều người gặp cơn thoáng đột quỵ não (bị xây xẩm mặt mày, loạng choạng, đột ngột nhìn mờ, đau đầu dữ dội…) trong vài chục giây rồi hết nên coi thường. Nhưng theo các bác sĩ, đó có thể là dấu hiệu “cơ thể mệt rồi, muốn nằm nghỉ”, là những cơn thiếu máu não thoáng qua, rất dễ xảy ra đột quỵ não nếu không phòng ngừa.

Một nghiên cứu của PGS.TS Vũ Anh Nhị và cộng sự Hội Thần kinh học TP.HCM phân tích rằng, đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).

Đột quỵ não thường xảy ra “bất ngờ” và để lại hậu quả vô cùng nặng nề (90% bị di chứng liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não…), và nếu tái phát đột quỵ sau 3 – 5 năm sẽ kèm theo gánh nặng lớn về chăm sóc và điều trị.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ dễ nhận thấy như sau:

– Mặt bị méo (trường hợp đột ngột). Hoặc đôi khi thấy cảm giác tê, cứng ½ – 1/4 mặt dưới.

– Mặt mất cân xứng, nhân trung hơi lệch, nếp mũi, má bên yếu rũ xuống. Hãy yêu cầu bệnh nhân cười sẽ thấy méo có thể sẽ rõ hơn.

– Tay bị liệt, diễn tiến trước đó tê mỏi một bên tay, thao tác vụng khi gắp món ăn, viết…

– Chân đi dễ bị vấp, bước khó và nặng nề, nhấc chân dễ bị rơi dép…

– Nói đớ, khó nói vì môi, lưỡi bị cứng, tê.

-Nấc cụt kèm theo đau ngực bất thường là những dấu hiệu cảnh báo sớm khả năng đột quỵ ở phụ nữ.

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm cần thuộc vì các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh chỉ vài giây đến vài phút nên cần nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt y tế.

Một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như: Nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.

Nắm rõ dấu hiệu đột quỵ rất cần thiết, đặc biệt ở nhà có người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường…

Nguyên tắc “3 giờ vàng”

Theo PGS, TS, BS CK 2 Nguyễn Văn Liệu, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai, khi có người bị đột quỵ, người nhà phản ứng càng nhanh sẽ càng giúp bệnh nhân điều trị sớm, giảm nguy cơ tử vong và những di chứng nặng của bệnh.

Ảnh minh họa.

Thấy người bị đột quỵ, cần gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Đừng cố hạ huyết áp, cạo gió, tự ý cho uống thuốc, hay bất kỳ loại thuốc nào khác vì như thế vô tình làm mất đi 3 giờ vàng quý báu, đồng thời bệnh nhân có nguy cơ hít phải các chất dịch, chất tiết vào phổi làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy.

Trong khi chờ xe cấp cứu, cần đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, không đặt người bệnh lên đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu. Cho người bệnh nằm chỗ thoáng, đầu nghiêng qua một bên cho dễ thở và để dịch trong miệng chảy ra bên mép. Nếu người bệnh nôn ói thì móc hết đàm nhớt cho dễ thở.

Phòng ngừa

– Quan trọng nhất là cần tập thể dục 10 phút mỗi ngày để giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, hoặc đột quỵ.

– Chủ động thay đổi lối sống, lập kế hoạch làm việc hợp lý, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress, tránh làm việc quá sức, cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần.

– Hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối, hạn chế thịt, mỡ động vật, nội tạng động vật). Ăn nhiều cá, rau xanh và hoa quả tươi.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ và điều trị dự phòng theo tư vấn bác sĩ.

Theo Uyển Hương (GĐ&XH)

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

4 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago