Câu trả lời là có. Có nhiều cách để làm giảm các cơn đau do ung thư cho bệnh nhân không ạ?.
Các loại thuốc là phương tiện chính để điều trị đau cho bệnh nhân ung thư. Mục đích sử dụng thuốc là làm giảm đau tối đa tần số và cường độ của các cơn đau với tác dụng phụ cũng như độc hại ở mức cho phép.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là một cách khuyến khích việc sử dụng thích hợp các thuốc giảm đau ở các quốc gia ít sử dụng loại thuốc này.
Với những cơn đau nhẹ (bậc 1):
Dùng các thuốc chống viêm giảm đau dạng không steroid: paracetamol, ibuprofen…
Với những cơn đau (bậc 2):
Nếu các thuốc ở bậc 1 không còn tác dụng, có thể sử dụng thuốc giảm đau trung ương yếu và giảm đau trung ương mạnh.
Với những cơn đau (bậc 3):
Sử dụng thuốc giảm đau trung ương yếu và giảm đau trung ương mạnh gồm morphin hoặc các dẫn xuất sẽ được dùng phối hợp.
Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau do ung thư:
– Nhóm thuốc chống viêm dạng không steroid (ibuprofen, aspirin, naproxen, paracetamol):
+ Gây nôn mửa,
+ Tổn thương và chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là ibuprofen, aspirin.
+ Paracetamol có thể gây hại gan, khả năng này là rất lớn khi bệnh nhân uống rượu hoặc bia.
– Nhóm thuốc kháng COX-2 được dùng để trị bệnh viêm khớp, nhưng chưa được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.
Các dẫn chất morphin được dùng rất nhiều trong điều trị đau do ung thư:
Hiện nay, các chất này thường được kết hợp với paracetamol (percocet) hoặc aspirin (perodan). Thuốc được đưa vào cơ thể ở dạng uống, thụt, đắp vào da, tiêm.
Các tác dụng phụ của morphin: Rất đa dạng, nhưng điển hình nhất là những hội chứng như táo bón, nôn nao, ói mửa, mệt lừ đừ…
– Loại morphin phóng thích có kiểm soát (skennan), phóng thích morphin từ từ trong một thời gian dài và cho một nồng độ ổn định với liều lượng đều đặn.
Tác dụng phụ: Viên thuốc phóng thích chậm ít gây nôn ói so với tiêm và kéo dài thời gian làm giảm đau suốt đêm. Thường cho một liều từ 8-12 giờ là an toàn. Hiện nay ở Việt Nam chưa có dạng morphin sirô.
Trong trường hợp sử dụng các thuốc opioids uống cũng không có tác dụng nữa, để điều trị cơn đau một cách hiệu quả phải dùng morphin tiêm. Đánh giá hiệu quả giảm đau mỗi khi tiêm và tăng dần liều đến khi bệnh nhân hết đau. Tiếp theo sẽ chuyển thành bước điều trị giảm đau có liều lượng kiểm soát được do đã biết liều thuốc thích hợp.
Tại sao việc điều trị đau do ung thư lại luôn không đầy đủ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau không cần thiết:
– Tâm lý người bệnh
Hầu hết bệnh nhân ung thư và người thân đều lo sợ nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc giảm đau nên đã trì hoãn việc dùng thuốc dù cho những loại thuốc có thuốc phiện mạnh này có thể dễ dàng được cung cấp để làm giảm những cơn đau.
– Cập nhật những phương pháp mới
Các chuyên gia y tế không cập nhật những phương pháp mới để điều trị đau cho bệnh nhân một cách thỏa đáng
– Rất nhiều vùng không có khả năng tự cung cấp được những loại thuốc để làm giảm các cơn đau do ung thư.
– Thầy thuốc và nhân viên y tế không cảm nhận được cái đau tột cùng của bệnh nhân ung thư và không ý thức trách nhiệm phải mang lại một chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.
Có thể làm giảm các cơn đau do ung thư không?
Bài liên quan: Những loại ung thư nào có khả năng được chữa khỏi cao
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…