Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường rất thường gặp và là yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường.
1. Tăng huyết áp đái tháo đường type 1:
Phải có thời gian dài tăng đường huyết trước khi có biến chứng thận. Đường huyết cao kéo dài tạo ra sản phẩm glycate hoá (AGE) tích tụ ở thận và gây tổn thương tăng tính thấm mao mạch, tăng Proteinkinase C, chính chất này làm tăng yếu tố tăng trương nội mạc mạch máu và yếu tố tăng trưởng chuyển dạng Bêta → tăng chất đệm ngoại bào →mức độ lọc cầu thận tăng → tăng áp lực cực lọc cầu thận, tổn thương cấp tiểu triển → mất albumin càng tăng. Đây là cơ chế tăng huyết áp điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng làm tăng tiến triển tổn thương thận.
2. Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2:
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, sự tương quan giữa albumin niệu và tăng mức lọc cầu thận – tăng huyết áp không rõ rệt như đái tháo đường type 1, có nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 chết vì bệnh lý mạch máu lớn trước khi có suy thận. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp trước khi phát hiện bệnh đái tháo đường. Có 2 vấn đề được đề cập đến cơ chế tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là:
+ ảnh hưởng của kháng Insulin lên tăng huyết áp:
– Kích thích tái hấp thu natri: ở nồng độ sinh lý, Insulin kích thích tái hấp thụ natri ở thận bằng tác động trực tiếp lên ống thận qua thụ thể đặc hiệu. Tăng Insulin huyết làm tăng hấp thu natri ở ống thận. Tăng đường huyết càng góp phần làm tăng tái hấp thu natri ở ống lượn gần. Hậu quả là làm tăng 10% lượng natri toàn cơ thể ở bệnh nhân ĐTĐ → tích tụ dịch ngoại bào → tăng huyết áp.
– Hệ thần kinh giao cảm: tăng insulin huyết làm tăng hoạt tính giao cảm→tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp.
– Insulin kích thích tăng trưởng cơ trơn thành mạch → tăng trương lực động mạch → tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp
– Insulin tăng vận chuyển canxi từ ngoài vào trong tế bào → tăng canxi nội bào → tăng phản ứng co mạch → tăng huyết áp.
– Insulin tăng → kích thích giải phóng nitric oxide từ nội mạc mạch máu →giãn mạch phụ thuộc nội mạc, nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng chất tự do và giảm sản xuất nitric oxide → khả năng giãn mạch giảm →tăng huyết áp.
– Bệnh nhân đái tháo đường rất nhạy cảm với chất gây co mạch như Angiotensin II và Noradrenalin, giảm sản xuất chất gây giãn mạch phụ thuộc nội mạc (Nitric oxid -NO) →tăng trương lực mạch máu → tăng sức cản ngoại vi → tăng huyết áp.
– Amylin là một chất được bài tiết cùng Insulin có ác dụng kích hoạt renin →tăng sản xuất Angiotensin Insulin → co mạch → tăng huyết áp.
+ Ảnh hưởng của huyết áp của huyết áp lên sự đề kháng Insulin:
– Trong nhiều nghiên cứu cho thấy ở người tăng huyết áp và béo phì có tăng nồng độ Insulin huyết
– Suy giảm tuần hoàn tổ chức do tăng huyết áp được coi là cơ chế đề kháng Insulin, bởi vì khi sử dụng thuốc giãn mạch → tình trạng kháng Insulin được cải thiện.
– Tăng huyết áp thúc đẩy tiến triển của tổn thương thận do đái tháo đường và cả bệnh lý võng mạc → suy thận → tăng huyết áp hơn nữa.
– Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đái tháo đường.
+ Hội chứng chuyển hoá (hội chứng X)
– Giảm nhạy cảm Insulin gây ĐTĐ
– Giảm nhạy cảm + rối loạn mỡ máu
các yếu tố trên dẫn tới xơ vữa mạch máu do tăng chất ức chế hoạt hoá
Plasminogen 1 dẫn tới giảm ly giải fibrin →xơ vữa mạch máu → tăng huyết áp.
– Béo phì, béo trung tâm→giảm nhạy cảm Insulin → tăng acid béo tự do
– Đề kháng Insulin tăng → giảm chuyển hoá glucose
– Xơ vữa mạch máu → hẹp động mạch thận → tăng huyết áp
PGS Ts Đỗ Trung Quân-BV Bạch Mai
Benh.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…