Thời gian chuyển dạ trung bình thường diễn ra trong khoảng 12-18 tiếng. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 24 tiếng. Tùy theo cơ địa, sức khỏe cũng như vị trí thai nhi, thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau.
Chỉ có 5-8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài, trường hợp thời gian bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh kéo dài hơn 20 giờ. So với những người sinh con lần 2, những mẹ sinh con so thường dễ gặp chuyển dạ kéo dài hơn. Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác dẫn đến tình trạng này.
Thời gian chuyển dạ dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Bất tương xứng đầu chậu là thuật ngữ chuyên môn dùng trong trường hợp đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như khung chậu hẹp, khung chậu biến dạng, vách ngăn âm đạo bẩm sinh… Trong trường hợp nghi ngờ bất tương xứng đầu chậu trước khi sinh, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để tránh chuyển dạ kéo dài, làm mẹ dễ kiệt sức.
Các cơn co thắt giúp mở rộng tử cung cũng như tạo lực đẩy thai nhi ra ngoài. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu cơn co thắt tử cung yếu là nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ kéo dài. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp kích thích sinh sản tự nhiên.
Đây là nguyên nhân làm cơn co thắt hoạt động yếu hơn. Đi tiểu thường xuyên là cách tốt nhất để tránh tình trạng này. Hơn nữa, việc này cũng tránh trường hợp mẹ bị són tiểu ngay trong quá trình sinh con.
Các cơn co thắt đã bắt đầu nhưng thai nhi chưa kịp di chuyển đến tử cung cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian chuyển dạ.
Khi bắt đầu chuyển dạ, nếu mẹ bầu chỉ nằm ngửa, các cơn co thắt sẽ hoạt động không đủ mạnh, không tạo đủ lực đẩy thai nhi ra ngoài. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ngồi xổm, hoặc thường xuyên đi lại để hỗ trợ các cơn co thắt hoạt động tốt hơn.
Tư thế ngôi thai thuận: bé nằm chúc đầu xuống là tư thế dễ sinh nhất. Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi nằm trong bụng mẹ với tư thế đầu hướng lên. Vào những tuần cuối, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Đến tuần thai 40, chỉ có 3% thai nhi “cứng đầu” không chịu đổi tư thế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi đã quay đầu, nhưng bất ngờ thay đổi tư thế vào phút chót gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ.
Gây tê ngoài màng cứng khi đã có dấu hiệu đau bụng có thể giúp các cơ bắp vùng chậu “thư giãn”, làm giảm đau cũng như giúp cổ tử cung mở ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu được gây tê quá sớm, ngược lại có thể làm quá trình sinh con chậm hơn.
Đa ối, thiếu ối cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian chuyển dạ. Với những mẹ bầu bị đa ối, tử cung quá căng làm rối loạn những cơn co tử cung. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp vỡ ối đột ngột làm ngôi thai thành ngôi ngang, sa dây rốn. Với những mẹ thiếu ối, ngôi thai bất thường, khó có thể tinh chỉnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài. Hầu hết những trường hợp này, bác sĩ đều chỉ định mổ lấy thai để bảo đảm an toàn.
Bình tĩnh là điều mẹ cần làm lúc này. Bác sĩ và y tá sẽ luôn theo sát và hỗ trợ bạn trong trường hợp này. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng thai nhi, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp.
– Nếu bé đã ở trong ngã âm đạo, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như forcep, giác hút để đưa bé ra ngoài.
– Nếu nguyên nhân do cơn co thắt tử cung yếu, mẹ sẽ được tiêm oxytocin để tăng cường độ các cơn co. Nếu chưa đủ mạnh, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai.
– Với những trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường, thiếu ối, bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị mẹ sinh mổ.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…