Categories: Tin tức

Chuyện của các y, bác sĩ ở Trường Sa

Các y, bác sĩ mặc áo lính tại buổi giao lưu.

Thiếu tá, bác sĩ Bùi Đức Thành – Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện 175 cho biết, từng công tác tại đảo Trường Sa từ 2007 – 2008, lúc mới nhận nhiệm vụ anh biết đó là công việc gian nan nhưng đầy tự hào. Khi đặt chân lên đảo, anh đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và tình cảm của quân, dân nơi đây. Chính tình cảm đó giúp anh vượt qua được những thử thách, hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thiếu tá Thành nhớ lại: “Ở nơi đảo xa, một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất là lúc nhận được thư của người thân. Bạn bè, anh em trên đảo chuyền tay nhau đọc, lúc đó tôi thấy vơi đi nỗi nhớ nhà, tình cảm của người thân, đồng nghiệp ở đất liền được kết nối gần nhau hơn”.

Thượng úy, bác sĩ Thái Ngọc Bình, Bệnh xá trưởng Trường Sa cho hay, mặc dù ở đây còn nhiều khó khăn, đòi hỏi tính độc lập cao trong công việc nhưng được sự động viên, giúp đỡ của người dân và các đồng đội, anh đã vượt qua được những khó khăn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Thượng úy Bình tâm sự: “Ngoài việc chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe cho quân và dân trên đảo, chúng tôi còn giúp đỡ, điều trị cho nhiều bệnh nhân là các ngư dân khi tàu cá của họ gặp nạn, ngư dân mắc bệnh, không về kịp đất liền”.

Để yên tâm công tác ngoài đảo xa, các anh phải có một hậu phương vững chắc. Chị Trần Thị Ái, vợ Đại úy Lê Sĩ Lâm, chia sẻ: “Từ lúc anh đi công tác, ngoài việc cơ quan, tôi phải làm nốt phần việc của chồng. Tôi luôn ý thức được đó là nhiệm vụ lớn, cao cả đối với Tổ quốc nên càng cố gắng. Mong anh hoàn thành tốt nhiệm vụ để về với gia đình”.

Không có được một hậu phương như anh Lâm, hoàn cảnh của Trung úy, bác sĩ An Quang Vũ có phần khó khăn hơn, anh cho biết: “Trước khi ra Trường Sa, tôi công tác tại Khoa Tai, mũi, họng Bệnh viện 175. Khi nhận nhiệm vụ, mẹ tôi đang bị bệnh, hiện đã mổ 4 lần. Nhưng vì nhiệm vụ của Tổ quốc, tôi sẵn sàng lên đường. Điều động viên đối với chiến sỹ Lâm là mẹ anh ở đất liền đã có các đồng nghiệp của anh ở Bệnh viện 175 chăm sóc. Có mặt tại buổi giao lưu, mẹ của bác sĩ Vũ luôn động viên con trai cứ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.

Nhớ về những năm tháng của mình cách đây hơn 20 năm, Đại tá, bác sĩ Nguyễn Kỳ Dũng kể: “Tôi trở về từ chiến trường Campuchia và công tác tại Bệnh viện 175. Đến năm 1992, tôi được Bệnh viện điều ra đảo Trường Sa. Hồi đó, các phương tiện truyền thông chưa phát triển như bây giờ, thông tin về Trường Sa rất ít. Lúc tàu gần tới đảo, tôi chỉ thấy dải cát trắng, rất ít cây, mọi cảnh vật đều hoang sơ, phương tiện sinh hoạt thì thiếu thốn, nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền cứ cồn cào trong dạ. Nhưng điều bất ngờ, là khi vừa đặt chân lên đảo, các chiến sĩ trẻ thay nhau bế tôi, cõng tôi, gọi tôi là bố, tôi cảm thấy thân thương, hạnh phúc vô cùng. Đến nay tôi đã về hưu nhưng những cảm giác được cống hiến cho Tổ quốc, đặc biệt là tình cảm của quân và dân trên đảo tôi không thể nào quên”.

Quốc Định

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

13 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago