Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng – Trưởng phòng quản lý văcxin và xét nghiệm (Cục Y tế Dự phòng), hiện có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng văcxin. Phần lớn là các bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Ngoài việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh nhiễm trùng, văcxin còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm số ngày ốm và nhập viện cũng như thời gian, công sức, chi phí chăm sóc y tế cho cha mẹ.
Văcxin tiêm chủng mở rộng được Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) xếp thứ 4 trong 10 thành tựu y tế công lớn nhất thế kỷ 20. Nhờ có văcxin mà thế giới thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt. Hàng năm giảm 2,5 triệu trẻ chết vì viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib. Ngoài ra, còn nhiều loại văcxin mới phòng viêm màng não mô cầu, viêm phổi do phế cầu khuẩn, tiêu chảy do rota virus…
Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh – chuyên viên Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) kiểm tra văcxin tại cơ sở y tế.
Tuy nhiên, trẻ có thể gặp một vài phản ứng sau tiêm chủng liên quan đến văcxin, hoặc thao tác của nhân viên y tế. Hầu hết các phản ứng nhẹ như khó chịu, chán ăn, tiêu chảy, sưng đau tại chỗ sẽ tự khỏi. Mũi lao (BCG) còn làm xuất hiện nốt sẩn đỏ tại chỗ tiêm, nhiều tuần kế tiếp sẽ mưng mủ, sau vài tháng thì lành và để lại sẹo.
Văcxin sống giảm độc lực như sởi MMR và OPV có thể gây sốt, phát ban hoặc viêm kết mạc ở 5-15% trẻ tiêm. Với văcxin 5 trong một (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ Hib), khoảng 10% trẻ sốt hơn 38 độ C, số ít sốt cao gây co giật hoặc sốc phản vệ…
Chuyên gia khuyên cha mẹ nên tiêm phòng đúng lịch cho bé, nhằm tăng hiệu quả của văcxin. Để hạn chế phản ứng phụ, cần xem xét thể trạng của bé trước tiêm, kiểm tra hạn sử dụng của văcxin. Sau tiêm, cần ngồi chờ tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút và theo dõi sức khỏe bé khi về nhà.
Khi nào trẻ không nên đi tiêm, tiêm văcxin buổi sáng hay chiều tốt hơn, phản ứng có thể gặp phải của từng loại văcxin, cách sơ cứu khi trẻ tai biến… sẽ được chuyên gia tư vấn lúc 14h ngày 22/12 trên VnExpress. Chuyên gia gồm Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng – Trưởng phòng quản lý văcxin và xét nghiệm (Cục Y tế Dự phòng); Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh – chuyên viên Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng – Trưởng phòng quản lý văcxin và xét nghiệm, Cục Y tế Dự phòng (phải); Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh – chuyên viên Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (trái).
An San
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…