Nhiều bé sơ sinh cần 6-8 tuần để thiết lập nhịp
sinh học , một số em bé được nuôi dưỡng trong môi trường không đúng
cách, khoảng thời gian này thậm chí còn kéo dài hơn.
Sai lầm nào khiến các ông bố bà mẹ rơi vào cảnh “ru mãi con không ngủ”?
Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nhỏ “ngủ ngày cày đêm”,
các nhà khoa học đã nhận thấy vai trò quan trọng của một chất có tên
Melatonin. Melatonin là một hormone điều chỉnh nhịp sinh học, thường
được cơ thể sản xuất trong bóng tối. Vì thế, nhiều người cũng gọi
melatonin là “hormone bóng tối”.
Melatonin có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học ngủ
– thức của cơ thể, đảm bảo giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy
tỉnh táo vào ngày hôm sau.
Chình vì vậy, nếu mẹ muốn cơ thể con có được nhịp sinh học tốt, điều
quan trọng là phải biết sử dụng ánh sáng hợp lý, tạo môi trường tốt để
cơ thể trẻ sản sinh melatonin
Thông thường,nhiều bé sơ sinh cần 6-8 tuần để thiết lập nhịp sinh
học. Một số em bé được nuôi dưỡng trong môi trường không đúng cách,
khoảng thời gian này thậm chí còn kéo dài hơn.
1. Đừng bật đèn vào ban đêm
Một số chị em mới lần đầu làm mẹ thường lo lắng cho con đến mức muốn
bật đèn cả đêm để quan sát trẻ, thậm chí đảm bảo con vẫn thở đều đặn.
Đây là tâm lý chung của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây cũng là lý do
khiến nhịp sinh học của trẻ không thể được thiết lập. Do đó, tốt nhất mẹ
nên tắt đèn vào ban đêm. Ngoài ra,đèn ngủ còn có rất nhiều tác hại “giật mình” với trẻ sơ sinh.
Ngược lại, vào ban ngày, mẹ nên cho bé làm quen với ánh sáng tự nhiên thật nhiều.
2. Nếu phải để đèn ngủ, đừng dùng ánh sáng xanh
Ánh sáng màu xanh điển hình cho loại ánh sáng được phát ra từ thiết
bị điện tử như bóng đèn tiết kiệm năng lượng, điện thoại, tivi…. Thật
không may, ánh sáng màu xanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
nhịp sinh học và ức chế khả năng tiết melatonin của cơ thể. Do đó, nếu
thực sự cần bật đèn, mẹ nên lựa chọn ảnh sáng vàng, sẽ tốt hơn cho trẻ
nhỏ. Và cũng chỉ bật khi cần thiết.
3. Cố gắng không để con nằm ngủ gần khu ánh sáng
Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, đó là, cố gắng
không để con nằm ngủ quá gần với khu vực chiếu đèn hoặc để cho ánh sáng
chiếu trực tiếp vào khuôn mặt của trẻ.Cách tốt nhất là nên bật đèn ngủ
và quay đèn vào phía tường để ánh sáng hắt lại.
4. Khi cho con ăn hay thay tã cũng phải tuyệt đối làm trong im lặng
Khi cho con ăn và thay tã,mẹ nên cố gắng không nói gì và cũng cố gắng
tránh tiếp xúc bằng mắt với bé.Bởi vì một khi bé nghe thấy giọng nói
của mẹ và nhìn vào mắt mẹ, bé có thể tính táo gần như ngay lập tức.
Theo Khám Phá
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…