Chỉ cần mùa hè đến là tiền điện của gia đình lại tăng vọt lên, điều hòa, quạt mát và ngay đến cả tủ lạnh cũng phải gia tăng công suất, làm kem, làm nước mát… Dưới đây là một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn tiết kiệm điện năng và chi phí tiền điện.
Đặt một bát nước trong tủ lạnh, giảm lượng tiêu thụ điện năng
Bước 1:
Trước khi đi ngủ, lấy một bát nước đặt trong ngăn đá;
(Chú ý: thời gian rất quan trọng, cần phải là buổi tối)
Bước 2:
Buổi sáng ngủ dậy, lấy bát nước đã đóng băng để vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3:
Lặp lại hai bước đầu.
Nguyên tắc: Buổi tối tủ lạnh ít phải hoạt động, vì vậy mà công suất giảm đi, đặt bát nước vào trong ngăn đá lúc này làm cho bát nước nhanh đóng đá hơn, ban ngày lấy bát nước đã đóng băng đặt vào ngăn mát, nhiệt độ cao hơn sẽ làm bát nước từ từ tan chảy khi đó sẽ tỏa khí lạnh cho ngăn mát tủ lạnh mà không cần tiêu hao điện năng của tủ lạnh.
Biết được cách thức hoạt động của tủ lạnh, những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn giảm thiểu phần nào tiền điện hàng tháng.
1. Đừng để tủ lạnh quá ít hoặc quá nhiều đồ
Tủ lạnh đặt quá ít đồ ăn càng tốn điện mà đặt quá nhiều thì bộ điều khiển hơi mát của tủ lạnh không thể hoạt động một cách bình thường, tạo thêm gánh nặng cho tủ lạnh, làm tủ lạnh nhanh hỏng hơn. Do đó nên đặt khoảng 7 hoặc 8 phần sức chứa của tủ lạnh để có khoảng trống vừa phải.
2. Ít mở cửa tủ lạnh
Đừng để tủ lạnh ở số quá thấp, rất tiêu tốn điện năng. Thường hay mở cửa tủ lạnh, làm cho mất khí lạnh bên trong tủ lạnh, khi bạn đóng cửa tủ lạnh lại một lần nữa phải hoạt động tạo ra khí lạnh. Vì vậy nếu cần mở cửa tủ lạnh thì đừng mở cửa quá lớn, tản mất hơi mát trong tủ lạnh.
3. Để nguội đồ ăn mới cho vào tủ lạnh
Thức ăn nóng để vào tủ lạnh sẽ làm nhiệt độ trong tủ lạnh tăng cao, làm cho tủ lạnh phải hoạt động hết công suất để làm mát không khí, khí nóng cũng dễ tạo sương đục, bám vào thành tủ lạnh rất khó làm sạch. Vì vậy nên để đồ ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh.
4. Tủ lạnh nên đặt xa nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời chiếu vào
Tủ lạnh nên đặt ở nơi có nhiệt độ thấp một chút, tránh nóng và ánh nắng mặt trời, nếu không thì rất tốn năng lượng để làm mát tủ lạnh. Ngoài ra cũng nên để khoảng không thoáng cho 2 bên tủ lạnh và mặt sau tủ lạnh, không nên đặt ở nơi quá chật hẹp vì khi chạy tủ lạnh sẽ toát ra hơi nóng, nếu không có không gian thoát hơi nóng hơi sẽ làm nóng tủ lạnh.
5. Dành thời gian giã đông tuyết tủ lạnh
Tủ lạnh hoạt động một thời gian sẽ bị đóng tuyết, nếu không lau dọn kịp thời lớp tuyết này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của tủ lạnh, lại càng tốn điện năng hơn. Thông thường lớp tuyết này có thể dày đến 5cm, vì vậy cần dành thời gian để lấy hết lớp tuyết này.
Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao, bạn có thể trực tiếp ngắt điện và mở cửa tủ lạnh rồi để cho lớp tuyết tự tan chảy, rất đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian.
Hoặc bạn có thể ngắt điện tủ lạnh rồi để một chiếc quạt gió lớn thổi trực tiếp vào phần đóng tuyết như vậy tuyết sẽ nhanh tan chảy hơn, không tốn thời gian mà cũng không mất sức người.
Sau khi giã đông lớp tuyết, bạn có thể lau chùi sạch những nơi đã bị đóng tuyết trong tủ lạnh sau đó dính một lớp ni lông hoặc quét một lớp dầu thực vật vào những phần đó như vậy làm cho hơi lạnh khó đóng tuyết hơn và sau này khi cần giã đông lớp tuyết sẽ rất dễ dàng.
(Biên tập: Gia Huy)
Video: Tủ Lạnh Dưới Lòng Đất
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…