Categories: Mẹ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

So với 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa đặc biệt cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất quan trọng, cũng như gia tăng lượng thực phẩm “nạp” vào cơ thể mỗi ngày. Lưu ý dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn này là gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây mẹ ơi

Khác với các mẹ mang thai 3 tháng đầu, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã thôi không còn bị cơn ốm nghén hành hạ. Điều này đồng nghĩa với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa sẽ đa dạng hơn. Đồng thời, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calories/ ngày.

Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu sự khó chịu do các triệu chứng thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa vừa tăng cả về chất và lượng

1/ Dưỡng chất nền móng gồm sắt và canxi

Đây là 2 dưỡng chất cực quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi đang trong thời điểm “cao trào” để phát triển hệ xương, răng, mặt, chân tay. Bổ sung đầy đủ sắt và canxi là mẹ đã giúp bé xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.

Ngoài ra, sắt còn giúp mẹ có sức khỏe tốt không bị thiếu máu gây nên tình trạng choáng váng và mệt mỏi. Tương tự, nếu cung cấp đủ canxi mẹ bầu cũng tránh được hiện tượng loãng xương sau khi sinh.

2/ Kẽm – Dưỡng chất không thể thiếu

Đối với thai nhi kẽm có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi. Cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ gây buồn nôn, chán ăn hay khả năng dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Thai nhi không đủ kẽm dẫn đến xương kém phát triển, nhẹ cân, chiều cao thấp, thai dễ bị dị dạng. Vậy nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần cần bổ sung 20 mg kẽm/ ngày.

3/ Vitamin D

Vitamin D được xem như là một dẫn chất quan trọng, nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho một cách dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy những bé có mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ có khả năng ngôn ngữ nổi trội hơn hẳn so với những bé khác.

4/ DHA tăng cường chức năng não bộ

DHA là một loại axit béo Omega-3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và quá trình phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, DHA còn có tác dụng giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều hồng huyết cầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng giữa thai kỳ não độ bé đang có bước những bước phát triển vượt bậc, vì vậy DHA là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào lúc này.

5/ Vitamin A

Việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết khi mang thai sẽ giúp cho bé yêu phát triển toàn diện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, vitamin A còn giúp ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn của bé sau khi sinh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất. Không dừng lại ở đó, vitamin A còn có công dụng hỗ trợ sự phục hồi của mô sau sinh.

Lưu ý dinh dưỡng dành cho mẹ:

Mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm từ 2-2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này. Bởi 3 tháng cuối mới là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.

Kiểm soát cân nặng không khó, mách mẹ vài bí quyết nhỏ nhé!

– Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất.

– Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn cũng như các món tráng miệng nhiều đường.

– Chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt cho các bữa ăn phụ.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago