Cách đây không lâu, một bà mẹ nước ngoài cảm thấy vô cùng phiền não về vấn đề hàm răng của cậu con trai 8 tuổi. Sau khi con trai lên lớp 1, các bạn học cùng lớp cậu đều đã bắt đầu thay răng nhưng không hiểu tại sao cậu vẫn không thay một cái nào.
Cho đến lúc cậu 8 tuổi mới xuất hiện dấu hiệu thay răng. Nhưng do những chiếc răng cũ không kịp thời rụng nên ở phía giữa phần hàm dưới đột nhiên xuất hiện vài chiếc răng mới mọc chìa ra. Thoạt nhìn trông giống như 2 hàng răng dị thường, đây chính là ‘răng đôi’!
Vậy răng đôi là gì?
Nói chung, trẻ ở độ tuổi từ 6-7 tuổi, lúc này những chiếc răng sữa đã hoàn thành nhiệm vụ và sẽ tự động rụng đi. Tiếp sau đó là sự xuất hiện của những chiếc răng vĩnh viễn và trở thành một phần không thể thiếu trong suốt quãng đời còn lại của trẻ. Tuy nhiên có một số trường hợp, những chiếc răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc ra trong khi các chiếc răng sữa tương ứng vẫn cứng đầu không chịu rời đi. Vì vậy, những chiếc răng mọc sau đành phải mọc chìa ra ngoài, và thành hiện tượng 2 hàng răng một hàm.
Trong những năm gần đây, tình trạng “răng đôi” xuất hiện ngày càng nhiều. Đa phần là vì trẻ tiếp thụ quá nhiều sự dinh dưỡng, hơn nữa lại hay ăn những loại thức ăn quá mềm không cách nào khiến răng có thể “rèn luyện” thường xuyên. Bởi vì thông qua việc nhai thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm dai, có thể thúc đẩy những chiếc răng sữa dễ lung lay và rụng hơn.
Vậy nguyên nhân khiến răng đôi hình thành là gì? Chủ yếu do:
1. Kén ăn và thích ăn đồ ngọt.
2. Sử dụng thức ăn lỏng một thời gian dài
3. Chế độ ăn uống quá cầu kỳ
4. Không muốn nhai thức ăn
Mẹ của cậu bé 8 tuổi ở trên cho biết con trai từ nhỏ đã rất kén ăn, thích đồ uống ngọt. Cậu uống rất nhiều sữa và thức uống ngọt thay nước lọc. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 bình. Khi đi kiểm tra định kì, các bác sĩ mới phát hiện phần gốc của răng sữa đã gây ảnh hưởng đến niêm mạc nướu bên ngoài do đó cần khẩn cấp gây tê tại chỗ và nhổ chiếc răng sữa đi.
Làm thế nào để ngăn chặn răng đôi ở trẻ?
1. Khi trẻ ở độ tuổi thay răng, nên cho các bé ăn loại thực phẩm thô giúp khuyến khích các em nhai nhiều hơn, chẳng hạn như hạt đậu, mía, ngô…
2. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ nên giúp bé sửa thói quen xấu như: cắn môi, cắn lưỡi, huýt sáo, cắn bút chì…
3. Nếu để ý thấy răng bé xuất hiện hiện tượng mọc răng đôi cần phải đưa bé đến nha sĩ gấp để kịp thời chữa trị, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ sau này.
4. Nếu hàm răng của bé không được thẳng hàng có thể đưa bé đến nha sĩ và điều trị chỉnh nha sớm. Thông thường độ tuổi phù họp nhất là 12-14 tuổi.
5. Ngoài ra, tránh ăn đồ ngọt quá nhiều, tập thói quen đánh răng sạch sẽ mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sự vệ sinh răng miệng.
Bạch Mỹ
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…