Categories: Tin tức

Càng đói càng khát thì đây là 10 thứ không nên ăn, 5 thứ không nên uống tránh rước họa vào thân

Khi đói, nhu cầu ăn của bạn sẽ tăng lên và thường có tư tưởng “ăn đại” thứ gì đó ngay trong tầm với. Tuy nhiên, đây lại là thói quen vô cùng tai hại cho bạn. Lúc này, việc ăn uống không cẩn thận sẽ khiến bạn gặp rắc rối về tiêu hóa, thậm chí gây nên các bệnh về gan, mật, thận, dạ dày,… Do đó, bạn nên cẩn thận và bỏ túi những khiến thức này nhé.

Những thực phẩm không nên ăn khi đói

1. Hồng và cà chua chín: Hai loại quả chín màu đỏ này có chứa lượng pectin, axit tannic cao (chất chát), khi kết hợp với axit trong dạ dày sẽ tạo nên chất quánh khó hòa tan, có thể kết tủa, lắng động thành sỏi dạ dày, dễ gây nên tình trạng buồn nôn, nôn mửa, viêm loét dạ dày… Ngoài ra ăn cà chua và hồng cón khiến lưỡi của bạn dễ kết màng, giảm độ nhạy cảm, mất cảm giác với các món ăn sau đó.

Ăn quả hồng khi đói bụng có thể khiến bạn buồn nôn, loét dạ dày.

2. Khoai lang: Chất tannin và nhựa trong khoai lang sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, hoạt động mạnh gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu. Điều này lý giải vì sao khi bạn ăn khoai lang vào thường có cảm giác nóng bụng.

3. Thực phẩm lạnh: Các thực phẩm lạnh, tính hàn nếu ăn khi đói sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, đau bụng, làm rối loạn chức năng cơ quan nội tạng, đặc biệt có hại cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt vì nó sẽ làm tăng cơn đau bụng.

4. Chuối tiêu chín: Chuối tiêu chín có chứa lượng magiê cao, khi đói nó càng dễ hấp thu và đẩy lượng magie, canxi trong máu lên cao gây ức chế mạch máu tim, khiến nhịp tim bị rối loạn.

5. Quả sơn tra và cam: Hai loại quả này có chứa lượng axit cao như: axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric… Khi chúng đổ bộ vào dạ dày sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên cao đột ngột. Đặc biệt là khi đói, đây là trường hợp khá nguy hiểm, không những chẳng làm giảm cơn đói mà còn khiến bạn cồn ruột, gây nên chứng đau dạ dày.

Ăn quả sơn tra khi đói sẽ khiến bạn cồn ruột.

6. Sữa và sữa đậu nành: Ai cũng nghĩ sữa và sữa đậu nành giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nên uống khi nào cũng được. Quả thật là chúng giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ xương, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn uống sữa và sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein chuyển hóa thành nhiệt lượng, không còn giá trị dinh dưỡng.

7. Đường:Đường dễ hòa tan và hấp thu vào máu nhất. Do đó, khi đói bạn ăn đường vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột dễ gây chứng mất ngủ.

8. Táo tàu khô: Pectin và axit tannic có trong táo tàu khô kết hợp với axit dạ dày tạo nên chất kết tủa, bón cục trong dạ dày, gây hại đến dạ dày của bạn.

9. Quả dứa: Các enzyme mạnh trong dứa sẽ làm tổn hại đến dạ dày khi nó đang rỗng tuếch. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng của dứa cũng không phát huy tác dụng khi trong dạ dày không có lượng thức ăn nào cả.

Mọi chất dinh dưỡng của quá dứa sẽ trở nên vô tác dụng khi bạn ăn lúc đói.

10. Vải tươi: Không những có vị chát mà vải còn chứa vị chua và lượng axit dồi dào, nếu bạn ăn khi đói chả khác gì đang tra tấn chính mình. Vải sẽ làm bạn say, dạ dày bị “tàn phá” nặng nề, nếu thường xuyên ăn vải khi đói sẽ khiến bạn bị đau, viêm loét dạ dày.

Những đồ uống tuyệt đối không uống khi đói

1. Uống thuốc: Bạn tuyệt đối không được uống thuốc khi đói. Thuốc có thể tạo ra axit hoặc gây kích ứng niêm mạc dạ dày, rất hại cho sức khỏe.

2. Uống soda: Nếu uống soda khi dạ dày trống rỗng, nồng độ axit trong dạ dày càng nhiều hơn gây ra chứng buồn nôn và kích thích đến ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Uống soda bất kể để giải khát hay chống đói đều không tốt.

3. Uống rượu: Uống rượu lúc đói bụng sẽ tàn phá dạ dày, làm bạn nhanh say hơn, vì vậy hãy ăn lót dạ trước. Rượu chứa chất kích thích gây hại cho nội tạng, đặc biệt trực tiếp tác động dạ dày. Ruột gan bạn sẽ cồn cào, gây nên cảm giác nôn nao, hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh.

Khi đường huyết hạ xuống đột ngột và quá thấp sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong do có sự kết hợp với các yếu tố môi trường xung quanh và cơ địa của từng người.

4. Uống cà phê: Hầu hết mọi người đều uống cà phê vào buổi sáng với cái dạ dày rỗng. Theo các chuyên gia, đó là một thói quen không tốt. Uống cà phê khi đói có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và gây căng thẳng.

5. Uống nước trà: Uống trà xanh khi đói sẽ khiến bạn bị cồn ruột, các hoạt chất của trà xanh khiến dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng. Nếu uống nhiều lúc đói sẽ khiến bạn bị “say” với biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn rủn, dạ dày co cóp liên hồi khiến bạn thấy đói cồn cào.

Vì sự an toàn của sức khỏe, bạn hãy cảnh giác với những thực phẩm nêu trên.

Video: Đầu bếp Nhật Bản tái hiện phương pháp cổ xưa biến củ cải trắng thành ‘dây xích’ 11 mắt

Theo Thegioitre.vn

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

14 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago