Tủ thuốc nhỏ khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, trước khi nghỉ Tết, bạn cần sắp xếp lại và bổ sung vào tủ thuốc những chủng loại cần trong mấy ngày Tết.
Bác sĩ Lê Kim Dung cho rằng, nhiều gia đình thường chỉ chú ý mua sắm, tất niên, đặt cành đào, cây mai nhưng lại quên đi sự chăm lo cho sức khỏe dịp Tết. Những nguy cơ về thực phẩm, an toàn vệ sinh, tai nạn là một phần, ngoài ra còn có vấn đề về sức khỏe phát sinh, không phải ai cũng lường trước được.
“Cho nên song song với việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống, các gia đình phải chuẩn bị cả những đồ dùng y tế, thuốc men cơ bản trong tủ thuốc gia đình. Tôi thấy một tình trạng phổ biến là tủ thuốc gia đình không được mấy người quan tâm. Có những gia đình không có tủ thuốc, sẵn đâu vứt đó, đặt thuốc khắp nơi từ trong tủ đến trên bàn, từ nhà tắm đến phòng khách, thậm chí trong tầm với của trẻ em. Điều này rất nguy hiểm, mà không biết rõ đâu là thuốc chữa bệnh gì. Cũng có gia đình mua tủ thuốc nhỏ về đấy nhưng không hề có thuốc bên trong”, bác sĩ Kim Dung nhấn mạnh.
Tủ thuốc gia đình cần sẵn sàng các loại thuốc trong dịp Tết (Ảnh minh họa)
Theo lời bác sĩ Kim Dung,hiện nay tủ thuốc gia đình có giá khá rẻ 120.000 đồng – 150.000 đồng nên các gia đình nên bố trí một góc tiện nhất để đặt. Trong tủ thuốc có 3-4 ngăn, trang bị những loại thuốc cơ bản như hạ sốt, thuốc đau bụng, bông gạc, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn…
Vào dịp Tết, sở dĩ phải chuẩn bị những loại thuốc cơ bản như trên là do các cửa hàng dược cũng đóng cửa, đặc biệt vào những ngày đầu năm mới. Phòng những tình huống bất trắc như chảy máu, đau bụng, cảm sốt… phải có thuốc ngay. Những hành động tưởng như rất nhỏ song lại cần thiết để các gia đình không bị mất bình tĩnh và xử trí kịp thời.
Nói về những căn bệnh có thể xảy ra vào dịp Tết, bác sĩ Dungkhuyên: “Thời tiết dịp Tết thường lạnh, đi lại nhiều, ăn uống không được chú trọng nên sức đề kháng giảm, dễ bị cảm cúm, sốt cao. Ăn uống đa dạng từ đồ ăn dầu mỡ, rau, đồ ăn mặn, ngọt, kẹo bánh, các loại hạt kèm trời lạnh, thực phẩm không được chuẩn bị kỹ còn có nguy cơ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Kể cả có những tình huống bất ngờ xảy ra như đứt tay, chảy máu, ngã xe… đều có thể gặp phải”.
Chuẩn bị những loại thuốc gì?
Bác sĩ Dung khuyên cụ thể cần chuẩn bị thuốc cảm sốt quan trọng nhất là paracetamol. Lưu ý khi mua phải hỏi cách sử dụng từ dược sĩ. Đi đôi với chuẩn bị thuốc hạ sốt là mua thêm dụng cụ đo nhiệt độ giá khoảng 10.000 đồng tại các nhà thuốc để cặp nhiệt độ khi bị sốt.
Ngoài bông, gạc để sát trùng còn cần chuẩn bị oxy già rửa vết thương khi có trầy xước, chảy máu. Các gia đình cũng nên có một lọ dung dịch muối loãng.
“Nước muối không chỉ sát trùng mà còn có thể súc miệng, giảm viêm và đau họng đáng kể khi bị viêm họng, viêm amidan. Có thể súc miệng ngày 3-4 lần đặc biệt là sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ”, bác sĩ nhấn mạnh.
Về bệnh ở đường tiêu hóa, bác sĩ Dung khuyên: “Thuốc trị đau bụng, tiêu chảy quen thuộc nhất là Beberin, liều lượng uống từ 10-15 viên ở người lớn, 5-7 viên ở trẻ em. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm cả men tiêu hóa để hỗ trợ khi bị khó tiêu. Tuy nhiên, cũng đừng quên dung dịch oresol để bù nước khi bị tiêu chảy. Nếu có dấu hiệu tiêu chảy, mất nước cần phải đưa đến cơ sở y tế tránh trụy mạch, dẫn đến tử vong”.
Các gia đình có người gặp vấn đề về huyết áp, đường huyết nên thận trọng về đường ăn uống. Nhưng phải có thêm thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng tăng, giảm huyết áp đột ngột.
“Thời tiết lạnh có thể dễ dẫn đến cảm lạnh, các gia đình cần có trà gừng, gừng tươi, đường… để pha khi có dấu hiệu hạ huyết áp kịp thời”, bác sĩ khuyên.
Phương Hà
Nguồn: Emdep
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…