Đầu những năm 1900, dựa trên sự hiện diện của các kháng nguyên trên màng hồng cầu, các nhà khoa học đã xác định rằng con người có 4 nhóm máu khác nhau: O, A, B và AB. Hệ thống phân loại nhóm máu này (gọi là hệ thống nhóm máu ABO) cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng để lựa chọn nhóm máu phù hợp trong việc truyền máu.
Từ năm 1920, các nhà khoa học nhận thấy rằng các nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau. Các nhà khoa học nhận định rằng họ có thể tiên đoán được nhóm máu tương đối của người con dựa trên nhóm máu của cha mẹ. Ngược lại, nhóm máu của con và của người cha (hoặc mẹ) đã biết cũng được sử dụng để xác định nhóm máu tương đối của mẹ (hoặc cha) chưa biết.
Khi tiến hành điều tra về nhóm máu ta thường hay gặp hiện tượng: nhóm máu của con giống nhóm máu của bố mẹ, mà cũng có thể không giống bố mẹ. Nếu nhóm máu của bố là A, mẹ là B, hoặc bố là B mẹ là A thì con cái có thể có máu nhóm A hoặc nhóm B. Nhưng cũng có khi lại là nhóm O hoàn toàn khác lạ với nhóm máu của bố mẹ, hoặc cũng có thể mang nhóm máu AB chung cả của bố lẫn mẹ. Vậy di truyền này đã được các nhà khoa học cụ thể hóa thế nào?
Mỗi nhóm máu của loài người đều do 2 sợi gien trong nhiễm sắc thể tạo thành. Một sợi là của bố, còn một sợi kia là của mẹ. Bản thân nhiễm sắc thể của bố hay mẹ vốn dĩ vẫn tồn tại thành từng đôi. Đến khi cấu thành phôi, các đôi nhiễm sắc thể đó tự động “cứ một tách thành hai”. Lúc này mỗi phôi chỉ ngậm một sợi trong hai sợi của nhiễm sắc thể đổ. Qua qụá trình thụ tinh, tinh trùng và trứng kết hợp với nhau thành trứng thụ tinh. Lúc này nhiễm sắc thể lại phối đôi từ một sợi của bố và một sợi kia của mẹ. Hai nhiễm sắc thể này quyết định nhóm máu của đứa con.
Các nhóm máu A, B, O của người chính là do 3 gien A, B và O khống chế. Nhưng nhóm máu của mỗi một người chỉ chứa được trong 3 gien đó, các tên A, B, O thường nói đến chỉ là loại hình biểu hiện.
Hình thức thể hiện (biểu hiện) của nhóm máu A và B có thể phân chia từng loại thành 2 loại hình di truyền còn riêng nhóm máu A, B và O thì chỉ có 1 loại hình di truyền (xem bảng). Cặn cứ vào nhóm mẹ thì có thể biết được nhóm máu của con cái. Thi ra, đây chính là một loại hiện tượng di truyền “trồng dưa, được dưa”. Nhóm máu của người, ngoài hệ thống A, B, O ra còn có rất nhiều các hệ thống khác. Ví dụ như: hệ thổng Rh, đó là do một đôi nhiễm sắc thể 6 số nhân di truyền hợp thành, hệ thống MN do một đôi nhiễm sắc thể khống chế 2 số nhân di truyền, có thể phân thành 3 loại nhóm máu. Chúng đều cố liên quan đến di truyền.
Nhóm máu của một người được quyết định ngay sau khi hình thành phôi do trứng được thụ tinh. Thông thường mà nói nhóm máu không thể thay đổi suốt cuộc đời cá thể đó. Cho nên nếu đã có dịp được biết, sau khi chúng ta đã qua kiểm tra nhóm máu của mình, thi nên nhớ cho kỹ.
Nhóm máu A B O và các hình thức di truyền tương ứng của nó
Dạng thể hiện | Dạng di truyền |
A | AA, AO |
B | BB, BO |
AB | AB |
O | OO |
Các nhóm máu A, B, O phối ngẫu để sinh con cái
Nhóm máu bố mẹ | Nhóm máu có thể di truyền cho con cái |
O x O | O |
O x A | A,O |
O xB | B,O |
O x AB | A, B |
A x A | A,O |
A x B | A, B, AB, O |
B x AB | A, B, AB |
B x B | B,O |
A x AB | A, B, AB |
AB x AB | A, B, AB |
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…