Categories: Sức khoẻ

Cách tính để biết vòng bụng quá khổ hay đạt chuẩn

Nhiều bác sĩ nói vui “vòng eo càng lớn thì vòng đời càng nhỏ”, nhất là các quý ông ham rượu bia dẫn đến béo bụng. Dưới đây là cách tính đơn giản giúp bạn kiểm soát vòng eo hợp lý.

Tỷ lệ eo và mông quan trọng hơn trọng lượng cơ thể

Làm thế nào để khẳng định phần bụng có “quá khổ” hay không? Cách tính rất đơn giản như sau:

Cơ thể ở tư thế thẳng đứng, dùng thước đo vòng eo và vòng mông. Khi đo, bạn cần chú ý, vòng mông phải lấy khu vực to nhất của mông làm chuẩn, còn vòng eo phải được đo vòng qua rốn. Lấy số đo vòng eo chia cho số đo vòng mông sẽ ra tỷ lệ. Nếu chỉ số dao động từ 0,85 đến 0,9 thì bạn ở ngưỡng bình thường. Vượt qua tỷ lệ này, bạn sẽ bị xếp vào hàng những người bụng béo.

Bên cạnh những nguy cơ về bệnh viêm khớp gối, tỷ lệ eo và mông quá lớn còn có thể dẫn tới rất nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch… vì lượng mỡ được tích tụ trong các cơ quan nội tạng của cơ thể quá mức cho phép.

Kích thước vùng bụng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nam giới.

Kích thước vùng bụng ảnh hưởng khớp gối

Trước kia, nguyên nhân đầu tiên gây ra các bệnh viêm khớp gối ở nam giới là do làm việc, vận động quá sức. Tuy nhiên, gần đây béo phì, đặc biệt là béo bụng trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh này. Những người thuộc nhóm này có cơ bắp yếu, phần bụng thường nở rộng ra phía trước, trọng tâm của trọng lực cơ thể sẽ hướng về phía trước. Để thích ứng với biến đổi này của cơ thể, vùng thắt lưng bị tăng áp lực đột ngột, cơ lưng dưới bị căng quá mức, áp lực của bề mặt khớp đầu gối tăng cao, khiến các khớp dễ bị lão hóa, tổn thương gây ra hiện tượng viêm.

Thông thường, sụn giống như những lớp lót phủ lên bề mặt xương, có thể giúp giảm bớt những áp lực, ma sát khi vận động, để khớp có thể điều tiết được các hoạt động của mình. Nhưng khi các khớp gối phải chịu sức nặng quá lớn hoặc tổn thương quá mức thì sẽ dẫn tới hiện tượng bề mặt sụn bị tổn thương. Ngoài ra, tỷ lệ hormone ở người béo phì không giống người bình thường, điều này cũng khiến chức năng chuyển hóa của sụn cũng mất cân bằng, gây ra hiện tượng viêm khớp.

Thắt lưng quá chặt

Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Inje, Hàn Quốc, những người có thói quen thắt lưng quá chặt sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động của vùng cơ bụng. Các nhà nghiên cứu phân tích, thắt lưng quá chặt gây áp lực cho vùng bụng, khiến các đốt xương sống dần xơ cứng, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đỗ Vũ
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago