Những thức ăn để qua đêm có lượng nitrite tăng đáng kể
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, không bị hỏng, vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá lâu cũng là nguy cơ gây mất an toàn dễ gây ngộ độc, hơn nữa còn bị hao hụt chất dinh dưỡng.
Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau vì qua một đêm hàm lượng nitrite của chúng đã tăng khá cao (nguyên nhân là vì rau được bón phân nitơ, nitrat từ phân bón nitơ được hình thành trong quá trình tăng trưởng thực vật). Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn.
Khi thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng nitrit sẽ tích trữ dần. Người lớn hấp thụ khoảng 0,2 – 0,5gram có thể gây ngộ độc, tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng và các bệnh khác.
Thực phẩm cần bọc kín và bảo quản ở nhiệt độ lạnh khác nhau.
Bảo quản thực phẩm như thế nào?
Thức ăn đã nấu chín phải chờ đến lúc vừa nguội mới đưa vào tủ lạnh ở ngăn riêng cách ly với ngăn để thực phẩm tươi sống. Thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt cũng như các loại phủ tạng động vật nên rửa sạch máu, chất thải bẩn và để trong hộp kín. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: Thực phẩm thông thường 8oC, sữa 4oC, thịt tươi 3oC, kem lạnh -18oC, thịt ướp đá -18oC, cá ướp đá -20oC. Tuy nhiên, trong gia đình thường chỉ dùng chung một tủ lạnh nên khó có thể đảm bảo đúng nhiệt độ yêu cầu dù để ở các ngăn khác nhau, do đó, ta không nên chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh mà chỉ nên để mức độ vừa phải ăn vài ngày đến một tuần, nên trữ ăn trong ngày là tốt nhất. Khi thực phẩm để ở ngăn đá lấy ra sử dụng phải làm tan băng đá, rửa sạch trước khi chế biến, nấu nướng để cho các thực phẩm bên trong đạt nhiệt độ theo yêu cầu và chín đều, tránh hiện tượng chỉ chín phần ngoài mà phần trong vẫn sống. Những thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh thì bữa nào lấy ra vừa bữa đó và nên đun lại trước khi ăn (nếu có lò vi sóng quay nóng lại là tốt nhất vì đỡ hao hụt vitamin hơn so với đun nóng lại).
Các loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh
Các loại rau: cà rốt, bí đỏ, dưa, hành… có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Dưa chuột, ớt xanh để trong tủ lạnh một thời gian dài sẽ có xu hướng bị mềm và thối.
Trái cây: chuối, xoài, cam táo (trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới) có khả năng thích ứng nhiệt độ thấp, nếu được đặt trong tủ lạnh, trái cây được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.
Bánh ngọt: các loại bánh và thực phẩm giàu tinh bột khác để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô cứng.
Thịt chế biến sẵn: thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi. Bạn cũng nên lưu ý không lưu trữ thịt quá lâu nhé.
Thực phẩm đông lạnh đã rã đông: những thực phẩm đông lạnh sau khi được rã đông, tan hoàn toàn lớp băng đá thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh. Vì thế, tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần chế biến. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trên.
Ngoài ra, khi lưu trữ trong tủ lạnh, tránh để các thực phẩm sống và chín lẫn lộn với nhau; để ngăn chặn mùi hôi thì nên sử dụng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm.
Bs. Trần Quang Nhật
Nguồn: SKĐS
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…