Dinh dưỡng

Cách bảo quản cơm gây hại cho sức khỏe

Bảo quản cơm thừa theo cách dưới đây không chỉ gây giảm dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm do bảo quản sai cách.

Cơm là món ăn quen thuộc giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, mangan, magie, vitamin B cho cơ thể. Nhưng khi nấu cơm khá nhiều người thường nấu thừa cơm, để phần cơm thừa cho bữa sau. Nhưng nếu không bảo quản cơm thừa đúng cách sẽ có thể gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Cơm thừa nên để ở ngoài hay tủ lạnh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu bảo quản cơm thừa hay các loại thực phẩm có chứa tinh bột như mì ống, pizza, bánh mì,… nếu bảo quản các loại thực phẩm này ở nhiệt độ phòng quá lâu sẽ khiến thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm khi ăn. Bởi cơm thừa để quá lâu bên ngoài môi trường nhiệt độ phòng sẽ có thể bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus từ đó có thể gặp tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và ngộ độc. Do đó, phần cơm thừa nếu muốn tiếp tục sử dụng cần có biện pháp bảo quản đúng cách

Bảo quản cơm đúng cách

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra cho sức khỏe người tiêu thụ, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), Anh khuyến cáo mọi người nên cho phần cơm thừa đã nguội vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy, để trong ngăn mát tủ lạnh.

Với những ngày trời nóng, nhiệt độ ngoài trời trên 32 độ C, mọi người không nên để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu, tốt nhất là không quá 1 giờ đồng hồ để đảm bảo cho sức khỏe, phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, khi bảo quản cơm nguội khá nhiều người thường bảo quản trong thời gian dài, nhưng cơm nguội có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 4 – 6 ngày sau khi nấu và tối đa 6 tháng trong tủ đông. Do đó, sau thời gian này tốt nhất không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe

Khi bảo quản cơm nguội, cơm thừa nên cho cơm vào trong hộp hoặc túi zip sạch và kín, tránh để các thức ăn khác dính vào.

Khi bỏ cơm nguội ra hấp lại hoặc quay lò vi sóng, nên tiến hành kiểm tra lại xem cơm có dấu hiệu thiu, mốc hay có bất kỳ dấu hiệu lạ hay không. Nếu cơm có mùi lạ hoặc dấu hiệu bị hỏng, mọi người nên vứt bỏ và tuyệt đối không sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Trữ đông thực phẩm đã chế biến được trong bao lâu?

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu?

Cách bảo quản thức ăn thừa sau Tết gây hại cho sức khỏe

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Ăn khoai lang vào buổi sáng mang lại lợi ích gì?

Nếu thường xuyên ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ mang lại những lợi ích…

8 hours ago

Nhận biết những triệu chứng khi mắc cúm B

Cúm B là một dạng của virus cúm có khả năng tạo thành nhóm dịch…

1 day ago

Các biến chứng của cúm B và giải pháp

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, những biến chứng do cúm B…

1 day ago

Bật mí 6 thời điểm không nên ăn táo đỏ tránh gây hại cho sức khỏe

Táo đỏ là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin…

1 day ago

Biến chứng nguy hiểm do cúm A và giải pháp phòng tránh

Theo số liệu thống kê báo cáo của các bệnh viện tại Hà Nội ngay…

2 days ago

Sự khác nhau giữa cúm A và cúm thông thường

Sau Tết nguyên đán, các tỉnh miền bắc xuất hiện mưa phùn, sương mù rải…

3 days ago