Những bài học hữu ích từ Châu Á.
Kể từ những ngày cuối tháng 12/2019, ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán – Trung Quốc, Châu Á đã có những phản ứng khá nhanh trước một số ca bệnh mà khi đó gọi là virus Vũ Hán, sau đó là corona virus. Và sau này nó mang tên chính thức là Sars-coV-2 (covid-19). Dịch bệnh đã nhanh chóng lây lan khắp Vũ Hán, trên khắp đất nước TQ vài tuần sau đó. Tuy nhiên những nước lân cận, những nước ở khu vực Châu Á đã kiềm chế rất tốt sự lây lan này ví dụ, Singapore, Hong Kong, Đài Loan và đặc biệt là Việt Nam đều giữ số ca nhiễm tương đối thấp trong một thời gian dài – mặc dù nằm gần Trung Quốc.
Vậy các quốc gia ở Châu Á họ đã phản ứng thế nào trước dịch bệnh
Bài học đầu tiên: Không chủ quan trước một bệnh lạ, nhận định đúng đắn và hành động nhanh chóng, quyết liệt
Các chuyên gia y tế đồng tình cho biết để ngăn chặn dịch bệnh việc xét nghiệm rộng rãi, cách ly những người nhiễm và khuyến khích cách ly xã hội là rất quan trọng. Thời điểm vàng này đã được các quốc gia tại Châu Á tận dụng triệt để và hành động nhanh chóng.
Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo với WHO các trường hợp “nhiễm viêm phổi kỳ lạ giống Sars” từ 31/12/2019. Vào thời điểm đó chưa có ca lây nhiễm nào từ người sang người được khẳng định, và người ta còn biết rất ít về virus corona, nhưng trong vòng ba ngày Singapore, Đài Loan và Hong Kong đều triển khai đo thân nhiệt ở các khu vực biên giới. Đài Loan kiểm tra khách trên các chuyến bay từ Vũ Hán trước khi họ xuống máy bay. Việt Nam cũng đã nhanh chóng kiểm soát các vùng biên và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, diệt khuẩn….
Các biện pháp phòng ngừa của các quốc gia Châu Á hiện cũng được áp dụng ở phương Tây tuy nhiên chưa thực sự cấp bách cho đến khi số lượng ca mắc corona virus tăng lên với cấp số nhân và số ca tử vong tăng vọt lên vài trăm người một ngày. Khi đó nhiều quốc gia ở Châu Âu đã công bố các biện pháp quyết liệt, bao gồm đóng cửa trường học và giới nghiêm. Đây chính là điểm khác biệt trong sự hành động của Châu Âu và Châu Á.
Theo Tikki Pangestu, cựu giám đốc chính sách nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã mất một cơ hội vàng”, “Họ đã có hai tháng kể từ khi dịch xảy ra ở Trung Quốc, nhưng có định kiến rằng ‘Trung Quốc ở rất xa và sẽ không có gì xảy ra ở đất nước họ”.
Bài học thứ hai: Làm xét nghiệm đại trà và giá cả phải chăng
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên áp dụng biện phát xét nghiệm đại trà khi các ca nhiễm ở Hàn Quốc thoạt đầu tăng vọt. Nước này đã tập trung nhanh chóng phát triển bộ xét nghiệm virus và hiện đang xét nghiệm cho hơn 290.000 người. Hàn Quốc thực hiện khoảng 10.000 xét nghiệm mỗi ngày, miễn phí.
Theo Ooi Eng Eong – một giáo sư trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm khẩn cấp tại Đại học Quốc gia Singapore: “Cách mà họ tăng tốc, sàng lọc người dân quả rất ấn tượng,”
Hàn Quốc có một hệ thống chứng thực nhanh chóng đang hoạt động, áp dụng cho các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, sau khi bùng phát hội chứng hô hấp Trung Đông bùng lên năm 2015 làm 35 người chết.
Ngược lại, việc xét nghiệm ở Mỹ bị trì hoãn – các kit xét nghiệm ban đầu bị lỗi, và các phòng xét nghiệm tư thì khó khăn để chứng thực các xét nghiệm của mình. Nhiều người gặp trở ngại khi muốn được xét nghiệm. Thậm chí, xét nghiệm miễn phí cho mọi người đã được thông qua trong luật.
Tại Anh Quốc chỉ những người nhập viện mới được làm xét nghiệm. Điều này khiến Anh khó để xác định các ca với triệu chứng mắc corona virus nhẹ.
Cũng biết là khó bởi hiện nay bộ kit xét nghiệm không đủ cung cấp tuy nhiên theo Giáo sư Pangestu việc xét nghiệm đại trà là công việc nên được ưu tiên hàng đầu, xét nghiệm những người có triệu chứng, không có triệu chứng cũng sẽ làm hạn chế khả năng bỏ xót người mang bệnh làm lây nhiễm virus ra cộng đồng. Đây là công việc tối quan trọng.
Bài học thứ ba: Truy tìm, khoanh vùng và cách ly (Tại nhà, tập trung)
Chỉ xét nghiệm những người có triệu chứng là không đủ – cần truy tìm những người tiếp xúc với họ đó là chìa khóa để khoanh vùng, cách ly nguồn lây.
Tại Singapore:
Singapore đã truy tìm hơn 6.000 người có tiếp xúc với người bệnh, định vị họ bằng CCTV, cho họ làm xét nghiệm, và yêu cầu họ tự cách ly cho tới khi có kết quả rõ ràng. Singapore triển khai quân đội để truy tìm những người tiếp xúc với người bệnh. Những người tự cách ly được kiểm tra vài lần một ngày, và được yêu cầu gửi ảnh chứng minh nơi họ đang ở. Singapore cũng thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo rằng những người được yêu cầu cách ly thực sự ở nhà. Họ có các hình phạt nặng bao gồm cả án tù cho bất kỳ ai vi phạm lệnh “ở nhà”. Người vi phạm sẽ bị tước quyền cư trú.
Tại Hong Kong:
Những người mới đến từ nước ngoài được yêu cầu đeo một vòng điện tử để theo dõi di chuyển của họ. Việc truy tìm cũng được thực hiện đối với những người tiếp xúc với người bệnh hai ngày trước khi ai đó có triệu chứng.
Nhiều quốc gia ở phương Tây sẽ khó áp dụng các biện pháp như vậy do dân số đông hơn và quyền tự do dân sự lớn hơn.
Tại Việt Nam
Rất nhiều các biện phát quyết liệt được thực hiện chia cho từng nhóm đối tượng ví dụ: nhóm du học sinh về phải khai thông tin y tế, đeo khẩu trang, diệt khuẩn, cách ly đến địa điểm đã được quy định trước trong vòng 14 ngày. Đối với đối tượng F0 họ phải khai báo thông tin dịch tế ban đầu, họ đi đâu làm gì với ai, giờ nào. Các thông tin này sẽ được công an truy xuất camera nếu có hoặc kiểm chứng cho đến khi xác định lời khai hoàn toàn trung thực….Những người tiếp xúc với bệnh nhân nếu là F1, F2 sẽ được mang đi cách ly tập trung, sát khuẩn khu vực và cách ly những vực nếu có người mắc bệnh v.v.
Bài học thứ tư: Cách ly xã hội sớm
Cách ly xã hội được coi là cách tốt nhất để kiềm chế dịch. Tuy nhiên cách ly xã hội phụ thuộc vào quyết định của chính phủ về việc cấm các cuộc tụ họp hoặc đóng cửa trường học, nhưng nó cũng phụ thuộc vào những người sẵn sàng tham gia. Đó là lý do tại sao thông điệp cho cộng đồng và thái độ cá nhân là rất quan trọng.
Nhưng các biện pháp được đưa ra càng muộn thì chúng càng cần phải được áp dụng một cách cực đoan hơn. Tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi virus được cho là khởi phát, năm triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi lệnh giới nghiêm bắt đầu. Điều này khiến chính phủ phải thực hiện lệnh phong tỏa lớn nhất trong lịch sử loài người.
Cả Ý và Tây Ban Nha đều buộc phải áp lệnh đóng cửa quốc gia sau khi số ca mắc tăng lên vài chục nghìn người. New York và California đã ra lệnh cho cư dân ở nhà, ngoại trừ khi cần phài đi làm các việc thiết yếu như mua đồ tạp hóa. Và mới ngày hôm nay Tổng thống My Donald Trump đã muốn phong tỏa New York
Ngược lại, các trường học vẫn đang hoạt động ở Singapore, mặc dù các cuộc tụ họp đông người nơi công cộng đã bị hủy bỏ. Ở Hong Kong, các trường học đã bị đóng cửa và người lao động được khuyến khích làm việc tại nhà nhưng các nhà hàng và quán bar vẫn mở.
Khi nói đến cách ly xã hội, bà Huster nói: “Tôi nghĩ ở Mỹ, mọi người rất cá nhân, sẽ khó khăn hơn một chút để chúng tôi hy sinh ‘tự do’ của mình.” và nói rằng thách thức lớn nhất “là khiến mọi người hiểu sự cần thiết phải thay đổi cách sinh hoạt của họ”.
Bài học thứ năm: công bố thông tin để nhân dân ý thức được mức độ nghiêm trọng và tự nguyện tham gia
Mọi chính sách đưa ra đều có thể được tuân thủ hoặc tuân thủ một phần hoặc không tuân thủ. Do đó sự đồng thuận của người dân là quan trọng. Công bố thông tin, tuyên truyền để người dân ý thức được sự nguy hiểm và tự nguyện tuân thủ sẽ khiến việc phòng bệnh, hạn chế lây lan….được thực hiện tốt hơn.
Theo giáo sư Ooi: “Phản ứng với dịch bệnh bao gồm việc minh bạch, điều đó ngăn mọi người hoảng loạn và tích trữ mọi thứ”
Một số chính phủ đã sử dụng công nghệ để cập nhật thông tin chi tiết cho cư dân. Hong Kong cung cấp bảng điều khiển trực tuyến về tất cả các trường hợp, bao gồm bản đồ hiển thị các tòa nhà nơi có các ca nhiễm. Hàn Quốc đưa ra cảnh báo di động cho mọi người biết nếu họ ở gần bệnh nhân.
Tại Singapore, chính phủ được ca ngợi vì truyền thông minh bạch về coronavirus, bao gồm cả bài phát biểu của thủ tướng khuyến khích người dân ngừng việc hoảng loạn tích trữ hàng hóa. Các biện pháp của nước này đã được người dân ủng hộ rộng rãi là nhờ thực tế Singapore có một lịch sử lâu dài nhấn mạnh trách nhiệm tập thể đối với an ninh quốc gia. Và truyền thông Singapore không có xu hướng nghi ngờ tin tức từ nhà nước.
Tại Việt Nam
Chính phủ công bố mọi ca dương tính với covid-19, lịch trình di chuyển và các đối tượng có thể bị lây nhiễm để họ chủ động khai báo và tham gia cách ly. Hướng dẫn cách phòng ngừa và không bỏ qua cả những điều nhỏ nhất như khẩu hiệu: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để không bỏ xót những người mắc bệnh trong cộng đồng.
Bài học thứ sáu: Thái độ của từng cá nhân
Dù có thể ai đó cho rằng người Châu Á thường tuân thủ mệnh lệnh của chính phủ hơn Châu Âu nhưng ngay cả khiniềm tin của công chúng vào chính phủ rất thấp, đã có nhiều tháng biểu tình chống chính phủ tại Hong Kong thì “họ rất tự hào về Hong Kong và coi dịch bệnh là mối đe dọa” – Giáo sư Pangestu nói.
Karin Huster, một y tá ở Sattle, đồng thời là điều phối viên lĩnh vực khẩn cấp cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới, đã dành một tháng ở Hong Kong để đào tạo về virus corona. Bà nhận thấy nhiều người có “ý thức trách nhiệm cá nhân” mạnh mẽ bởi vì họ nhớ dịch Sars năm 2003 đã tấn công lãnh thổ này nặng nề như thế nào. Một khảo sát cho thấy 98% người Hong Kong đeo khẩu trang trong mùa dịch corona
Sử dụng khẩu trang phổ biến ở một phần của châu Á được coi là một dấu hiệu của “sự tôn trọng đối với người khác”, bà Hustler nói, trong khi nhiều nước phương Tây, người ta đặc biệt được khuyên không nên đeo khẩu trang và nhiều người châu Á đã bị quấy rối vì đeo khẩu trang.
Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hong Kong, lập luận: “Khẩu trang không phải là viên đạn ma thuật chống lại virus corona, nhưng nếu mọi người đeo khẩu trang, có lẽ nó có thể giúp ích, cùng với tất cả các biện pháp khác như rửa tay và cách ly xã hội để giảm lây nhiễm.”. Đó cũng là cách để nhân viên y tế tự bảo vệ chính mình.
Việc rửa tay đúng cách cũng được hướng dẫn đến từng người dân, từ trẻ con đến người già
Các chuyên gia tin rằng nếu các biện pháp tích cực hơn được áp dụng sớm ở các nước phương Tây thì sẽ làm chậm hơn tốc độ lây nhiễm và số ca tử vong. Nhưng có lẽ các nước Châu Âu cũng đã có được bài học từ các nước châu Á.
Phong tỏa kéo dài đang gây tổn hại cho nền kinh tế nhưng một dịch bệnh gây hại cho sức khỏe cộng đồng thì không có nhiều sự lựa chọn tốt hơn
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…