Theo báo cáo nhanh của Bộ Y Tế, bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về hô hấp gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Tại bệnh viện nhi đồng TPHCM, trung tuần tháng 11 nhóm trẻ mắc bệnh lý hô hấp vào khám và điều trị tại bệnh viện tăng đột biến. Tình trạng trẻ đến khám, điều trị ngoại trú, nội trú và số trường hợp tử vong của nhóm bệnh hô hấp trong 10 tháng đầu năm 2023 có sự gia tăng so với năm 2021 và 2022. Sở Y tế TPHCM cho biết, kết quả xét nghiệm chỉ rõ nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh do tác nhân virus.
Tương tự tại Trung Quốc số người mắc bệnh đường hô hấp tăng mạnh trên khắp cả nước trong thời gian gần đây dấy lên lo ngại một loại về một loại virus mới. Tuy nhiên theo phát ngôn viên của Ủy ban Y Tế Quốc gia Trung Quốc, Mễ Khang (Mi Feng) được AP trích dẫn, các loại virus cúm thông thường như Rhinovirus hay virus RSV, virus Adeno hoặc các loại vi khuẩn như mycoplasma pneumoniae là thủ phạm gây ra các “ổ dịch bệnh” về đường hô hấp tại quốc gia này.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Ủy ban Y Tế Quốc gia Trung Quốc kêu gọi chính quyền các địa phương ngăn chặn dịch lây lan ở những nơi đông người gồm trường học, viện dưỡng lão, công sở.. khuyến cáo người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Phòng khám, chữa bệnh cần kéo dài thời gian mở cửa thúc đẩy tiêm chủng cho trẻ em và người cao tuổi.
Các chuyên gia nhận định, các loại vi rút trên là những tác nhân phổ biến gây bệnh viêm hô hấp đã được ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới. Báo cáo cho thấy phần lớn ca bệnh đều ở thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú; các bệnh cảnh viêm phổi thường gặp trên người bệnh có ít nhất 1 bệnh lý nền như tim bẩm sinh, bại não, xuất huyết não, teo đường mật, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, lupus đỏ hệ thống, suy dinh dưỡng. Hiện tại, chưa ghi nhận tác nhân bất thường khác, do đó sự gia tăng của bệnh hô hấp ở trẻ đang mang tính chu kỳ trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa.
BS.Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM chia sẻ “Năm 2022 miền Bắc cũng có một đợt dịch Adeno kéo dài, năm nay bệnh hô hấp ở trẻ tại khu vực miền Nam gia tăng và có xu hướng kéo dài là vấn đề bình thường bởi sau giai đoạn cách ly phòng chống dịch COVID-19, trẻ bị “thiếu nợ” miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm khác. Cũng như các loại bệnh khác trẻ mắc bệnh hô hấp vẫn đối mặt với nguy cơ tử vong, đặc biệt là nhóm trẻ có bệnh nền”.
Để phòng bệnh viêm hô hấp cho trẻ em nói riêng và cho cộng đồng nói chung, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, luôn luôn che miệng, mũi khi ho, khi hắt hơi, cần tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng, khuyến khích tiêm vắc xin cúm, phế cầu nếu có đủ điều kiện.
Đối với trẻ em có bệnh lý nền cần được theo dõi, điều trị ổn định để giảm thiểu nguy cơ chuyển nặng khi bị viêm hô hấp. Người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ có thai, người cao tuổi và người có bệnh lý nền cần tiêm vắc xin cúm hàng năm. Lưu ý người đang có các triệu chứng viêm hô hấp nên mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh nền cần giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, phòng tránh các bệnh về hô hấp.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa đông xuân như thế nào?
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…