Cá chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là “Ích mẫu hà tiêu” (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
– Cá chép hầm gạo nếp: Có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g. Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo nhừ.
– Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500g, Đại táo 40g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2 – 3 lần.
– Tăng lượng sữa: Một con cá chép nặng khoảng 250g, một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1 – 2 ngày sẽ có nhiều sữa.
– Chữa ứ huyết sau sinh: Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3 – 5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.
– Chữa động thai: Cá chép một con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
– Chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400 – 500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…