Trong hai ngày 10 và 14/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận hai bệnh nhân Nguyễn Đình Nhàn và Trần Văn Phi đều 50 tuổi ở huyện Nga Sơn, nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân. Bác sĩ chẩn đoán cả hai nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lam Sơn.
Ngày 18/3, tình trạng bệnh nhân Phi diễn biến nặng, gia đình xin về nhà. Ông Phi sau đó đã tử vong. Còn bệnh nhân Nhàn sau 10 ngày chữa trị tại Khoa Truyền nhiễm đã tỉnh táo nhưng thính lực giảm.
Chị Nguyễn Thị Năm, người nhà ông Nhàn cho hay, hôm 5/3 hai người đàn ông này dự liên hoan có ăn món tiết canh dê pha thêm tiết lợn. Sau đó cả hai phát bệnh.
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị cơ quan chức năng huyện Nga Sơn giám sát nhóm người cùng ăn uống trong buổi liên hoan với hai bệnh nhân nhằm phát hiện và điều trị kịp thời nếu họ nhiễm bệnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh lây nhiễm từ liên cầu lợn. Để phòng bệnh, không được giết mổ lợn ốm, chết; không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh… Khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tử vong.
Lê Hoàng
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…