Categories: Tin tức

Bóng máy bay bí ẩn giữa rừng thủy điện Trị An được Google chụp lại: Đã có lời giải thích xác đáng!

Câu trả lời cho chiếc máy bay bí ẩn này thực sự là một điều bất ngờ dành cho những ai chưa biết.

Cách đây vài ngày, cư dân mạng bỗng có phần dậy sóng vì một bức ảnh do một người dùng tình cờ “bắt” được khi đang lướt ảnh Google Earth trên địa phận khu vực nhà máy thủy điện Trị An thuộc tỉnh Đồng Nai. Nếu chỉ là một cảnh chụp bao quát thông thường với màu nâu của đất và xanh của cây cỏ thì không có gì đáng nói, đằng này lại có thêm một chiếc máy bay và vệt sáng màu bí ẩn khó hiểu nữa.

Ngay lập tức, điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều người và lan truyền đi nhiều các Group và cả trên News Feed, khi một loạt các câu hỏi và lời bình luận được đưa ra để giải đáp hoặc phỏng đoán cho hình ảnh khá bất ngờ này.

Nhiều người bình luận không hiểu tại sao giữa rừng núi lại có một chiếc máy bay tọa lạc ở đấy được, thậm chí còn cho rằng đó là… “chiếc máy bay MH370 trong quá khứ”. Thế nhưng, sự việc này không hề có vẻ ngoài và lớp áo hoang đường như vậy, vì câu trả lời xác đáng nhất đã được đưa ra ngay sau đó bằng những cơ sở khoa học tận tay tận mắt.

Cụ thể, đây là hình ảnh có được do vệ tinh của Google chụp trúng thời điểm một chiếc máy bay đang bay ngang qua không phận nơi này. Việc bắt trúng khoảnh khắc cũng chẳng có gì là cao siêu cả, chỉ đơn thuần đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên được Google lưu lại mà thôi.

Vậy còn vệt bóng mờ đa sắc cũng có hình máy bay kia thì sao?

Đây cũng là một hiện tượng khoa học hay gặp như chuyện thường ngày vậy, những bóng màu đó chẳng có gì là ma quái cả. Nó có tên gọi “chromatic aberration” (quang sai đơn sắc), và nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc này là vì cấu tạo camera của vệ tinh.

Vệ tinh thường sẽ có nhiều camera để chụp cùng lúc, và mỗi chiếc làm nhiệm vụ thu lại ánh sáng với những bước sóng màu khác nhau vào cảm biến. Phổ biến nhất là một cụm camera 2 chiếc, 1 có vai trò thu ảnh chất lượng cao nhưng đơn sắc, 1 đảm nhận chụp một loạt ảnh màu theo chuỗi liên tiếp rất nhanh. Sau đó, tất cả được hệ thống kết hợp lại để cho ra kết quả chụp cuối cùng trên Google Earth.

Tuy vậy, với một vật thể di chuyển nhanh như máy bay thì kể cả khi những chiếc camera thực hiện chụp liên tiếp theo chuỗi nhanh đến chớp mắt, thì vị trí của máy bay trên ảnh đã ít nhiều bị sai lệch chứ không thể y hệt nhau trong mọi lần chụp. Và từ đó, hiệu ứng ánh sáng lệch đó tạo ra trên ảnh sẽ khiến xuất hiện những bóng mờ, hoặc có cả màu “cầu vồng” rõ như trong ảnh trên. Chưa kể đến việc camera của vệ tinh đôi khi cũng di chuyển, lại càng dễ cho ra kết quả đó.

Xem thêm một số ví dụ nữa rất hay gặp trên thế giới:

Trông như thể nó được “in hình” lên mặt đất luôn vậy.

Theo Kênh14

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago