Categories: Tin tức

Bố mẹ cho con 5 tuổi sang nhà chú chơi, không ngờ 1 tiếng sau gào khóc khi nghe tin ‘Người con toàn dịch màu café’…


Trên bàn ăn, chúng ta thường thấy một cảnh tượng quen thuộc: Người lớn dùng đầu đũa hoặc dùng đầu ngón tay chấm vào cốc rượu, bia cho trẻ nhỏ nếm thử và coi đó như một trò đùa vô hại. 

Nhưng trẻ em thật sự có thể uống rượu? Hãy cùng xem câu chuyện dưới đây, đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh!

Cậu bé 5 tuổi hôn mê vì say rượu, tình trạng nguy kịch.

Theo tờ báo chiều Trịnh Châu đưa tin: Mới đây, bệnh viện nhi thành phố Trịnh Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng “say rượu”.

Người bệnh là một cậu bé 5 tuổi, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng mặt đỏ, bất tỉnh, không ngừng nôn ra chất dịch màu café.

Thông qua bệnh sử của cậu bé, các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là cậu bé được người chú cho uống rượu trắng. Vì tình huống khẩn cấp, các bác sĩ đã lập tức tiến hành rửa ruột, cho uống các loại thuốc làm giảm bớt áp lực cho gan và dạ dày.

Cha mẹ bệnh nhi cho biết: “Thằng bé sang nhà chú chơi, không ngờ lại bị cho uống rượu trắng”. Người chú thích uống rượu, hôm đó vì rảnh rỗi nên trêu đùa cậu bé uống rượu trắng, cậu bé không biết rượu trắng là thứ đồ uống gì, liền tò mò uống thử. Nhưng vừa uống thử nửa cốc, liền rơi vào trạng thái mất kiểm soát ngôn ngữ, bước không vững, nôn ọe…

Qua 2 ngày điều trị, bệnh nhi đã qua giai đoạn nguy hiểm.

Theo điều tra, có không ít trẻ nhỏ bị người lớn trêu đùa kiểu đó. Có khi là ông bà, cha mẹ, người thân hay bạn bè đồng nghiệp của cha mẹ. 

BS Lý Trần Tình (Nguyên Giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội) cho hay, một ngụm nhỏ bia, rượu chưa thể gây tác hại ngay lập tức với trẻ. Nhưng một tuần uống 3-4 ngụm tạo thành thói quen sẽ gây ra tác hại khôn lường nhất là tới não. Trong bia vẫn tồn tại một lượng cồn công nghiệp nhất định. Cồn là chất có thể gây kích thích thần kinh gây hại cho não của trẻ nhỏ. Cơ quan não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện không thể chịu đựng được những tác động xấu khi dung nạp rượu bia.

Ở tại các vùng quê bố uống rượu bia buồn thường rủ con cầm chén cụng. Trong nhưng cuộc nhậu bố mẹ thấy con thích thú uống bia lại cho uống vài ngụm. Hành động vô tình đó có thể gây ảnh hưởng tới não, quá trình học tập tiếp thu của trẻ, khiến trẻ có những hành động bất thường…“, bác sĩ Lý Trần Tình nói.

Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội): “Cho trẻ tiếp xúc với rượu bia sớm là sai lầm rất nguy hiểm cho đứa trẻ. Rượu bia là thứ nước uống tuyệt đối không nên cho trẻ uống. Một ông bố, bà mẹ thông minh sẽ tự nhận thấy những tác hại của rượu bia và cảnh báo con tránh xa“.

Đối với trẻ nhỏ, việc uống rượu có tác hại lớn hơn nhiều so với người lớn chúng ta tưởng tượng.

Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể khiến trẻ ngộ độc cồn, hay nói cách khác là say rượu. Uống một lượng lớn rượu cồn sẽ khiến não bộ sản sinh cảm giác hưng phấn, sau đó là gây ức chế cho hô hấp và tuần hoàn. Với trẻ nhỏ, khi trúng độc cồn thường có hiện tượng hưng phấn sau đó rơi vào hôn mê, dễ bị co giật, đồng thời có thể kèm theo sốt cao, sốc phản vệ, viêm hô hấp…

Chúng ta đều biết, trong rượu cồn có chứa ethanol. Ethanol là nguyên liệu chính trong thức uống có cồn, được sinh ra trong quá trình lên men rượu. Nước hoa, nước súc miệng cũng có Ethanol.

Ở mức cho phép, chất này không gây hại cho cơ thể người. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, một số gian thương sản xuất rượu bằng cách pha loãng cồn Ethanol, điều này làm nồng độ Ethanol trong rượu tăng cao, gây ảnh hưởng xấu cho người sử dụng. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, phần lớn chất này được tập trung phân giải ở gan. Mà chức năng gan của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện, khả năng phân giải thải độc còn non yếu, do đó sẽ dễ dàng gây tổn thương cho gan, thận, thậm chí còn ảnh hưởng đến các tế bào não hỗ trợ tư duy.

Không chỉ vậy, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện chức năng các bộ phận cơ thể, việc uống rượu gây ra tác hại nghiêm trọng. Không chỉ là giảm sút trí nhớ, tốc độ tư duy cũng trở nên trì trệ, cuối cùng là trí thông minh của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Do trường hợp trẻ ngộ độc rượu cồn khá ít, nên các bậc phụ huynh đối với vấn đề trẻ được cho uống cồn, rượu vẫn còn khá chủ quan, mơ hồ. Nhưng qua bài viết này, có lẽ những người làm cha mẹ sẽ thức tỉnh, nghiêm khắc hơn trong việc giám sát quản lí trẻ, để tránh xảy ra những sự việc ngoài ý muốn.

Video: Tác hại của thức khuya

Quỳnh Chi (TH)

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago