Categories: Dinh dưỡng

Bí quyết muối ngồng cải ngon cho mùa đông

Những món ăn mùa lạnh thường được chiên, xào, rán..với nhiều dầu mỡ vì vậy dễ khiến cho người ăn có cảm giác ngán. Cách giải quyết vấn đề này chính là tự làm dưa muối chua ăn kèm, vừa ngon miệng lại an toàn cho sức khỏe.

1. Ngồng cải muối xổi

Nguyên liệu:

Ngồng cải: 1kg

Cà rốt: 100gr

Tỏi: 1 củ nhỏ

Nước đun sôi để nguội: 200ml

Nước mắm: 150ml

Dấm: 100ml

Đường: 4 thìa canh

Muối hạt: 1 thìa cà phê

Ớt: 1 – 2 quả

Bình, lọ sành sứ hoặc thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, lau khô

Cách làm:

Ngồng cải tách thành từng bẹ rời nhau, rửa thật sạch nhiều lần rồi ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước hoàn toàn.

Thái ngồng cải thành những lát dài, mỏng. Cà rốt nạo vỏ, thái sợi, tỏi bóc vỏ, đập dập, ớt thái lát.


Cho nước vào một cái bát to, thêm nước mắm, dấm, đường, muối, tỏi và ớt vào hòa tan. Nêm nếm thấy hỗn hợp có vị mặn, chua, ngọt, cay đậm đà.

Cho ngồng cải và cà rốt vào trộn đều, thi thoảng đảo đều tay cho ngấm. Sau khoảng 1 ngày thì dưa bắt đầu ngấm, có thể ăn dần nhưng vẫn hơi cay. Tùy theo thời tiết thì dưa sẽ nhanh hoặc lâu chua.

Khi thấy dưa chín vừa độ thì chuyển sang lọ thủy tinh và cất vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần. Món dưa muối sổi có vị chua, cay, mặn ngọt dùng để ăn sống với các món chiên, rán rất ngon.

2: Ngồng cải muối nén

Nguyên liệu:

Ngồng cải: 1kg

Nước lọc đun sôi để nguội: 1 lít

Muối hạt: 60gr

Đường: 20gr

Dấm: 1 thìa canh

Hành củ: 100 gr

Bình muối dưa loại sành sứ hoặc thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, lau khô

Vỉ nén: 1 chiếc

Cách làm:

Ngồng cải tách thành từng bẹ rời nhau, rửa thật sạch nhiều lần rồi ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước, cắt khúc ngắn khoảng 3cm rồi đem phơi cho héo bớt. Hành củ, hành lá rửa sạch, cắt khúc dài bằng dưa.

Pha nước sôi để nguội với muối hạt, dấm, đường. Dùng đũa hoặc thìa khuấy tan.

Xếp dưa và hành vào bình, dùng vỉ nén chặt lại sau đó dội hỗn hợp nước muối đã pha lên trên. Phải đổ cho nước cao hơn mặt dưa để dưa ngấm đều muối và không bị hỏng. Đậy chặt nắp lại, sau 2 ngày thì mở ra kiểm tra. Có thể đảo dưa từ dưới lên trên sau đó nén tiếp.

Khi thấy dưa có màu vàng rơm, vị chua thì bắt đầu dùng hàng ngày. Khi dưa chua nhiều thì chuyển sang hộp có nắp đậy chặt cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng chế biến thành các món canh, xào… rất ngon.

Bí quyết để muối dưa được vàng, giòn, không bị thâm đen hay nổi váng là bình muối dưa phải được rửa thật sạch, lau khô. Nước muối dưa phải được đun sôi để nguội, dưa cải sau khi rửa sạch phải để ráo hết nước lã còn sót lại. Khi muối dưa chỉ dùng muối hạt và nước mắm nguyên chất. Tuyệt đối không dùng gia vị, nước mắm công nghiệp hoặc cho thêm mì chính.

Chúc bạn thành công!

Phương Nhi H+; ảnh (Internet)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago