Categories: Mẹ và bé

Bí quyết dạy con của bố, các mẹ hãy học hỏi nhé!

Một gia đình có bé học cấp một, mỗi sáng bé đều không muốn dậy sớm. Người mẹ phải dậy sớm, rửa mặt xong mới gọi con dậy, nhưng gọi mấy tiếng bé vẫn không phản ứng, rồi người mẹ lại bận đi làm bữa sáng. Đến 10 phút sau quay lại vẫn không thấy con dậy, mẹ quát: “Mau dậy đi, không dậy sẽ muộn đấy!” Khi nhìn đồng hồ thấy muộn người mẹ liền kéo con dậy vội mặc đồ cho con, vừa mặc vừa lải nhải: “Nói ngủ sớm một chút không nghe, giờ thì muộn rồi, nói bao nhiêu lần vẫn thế thôi”.

Trong một gia đình khác cũng có một đứa trẻ như thế, bé cũng không muốn dậy sớm. Người cha hàng ngày dậy sớm giải quyết mọi việc gọn gàng nhanh chóng, sau khi xong việc mới đánh động con: “Bé ngoan, chào buổi sáng…” Có khi bé không mở mắt được, chỉ nói mơ hồ “chào ba buổi sáng” rồi lại ngủ tiếp. Người cha nói thầm vào bên tai con: “Ba có bí mật nói cho con nghe, khoảng 10 phút nữa con phải dậy, con chỉ được ngủ thêm 10 phút….” Rồi người cha đi chuẩn bị đồ ăn sáng. Sau 10 phút người cha đến giường chủ động bế bé dậy, lại để đồ của bé bên giường, nói: “Hy vọng trong 15 phút con mặc đồ và rửa mặt xúc miệng xong, sau đó đi ăn sáng”. Thế rồi cuối cùng bé cũng ngồi xuống bàn bắt đầu dùng bữa sáng.

Hàng ngày bé đều không muốn làm bài tập. Người mẹ thì quá bận, bé vừa về nhà liền bắt làm bài tập, gọi xong lại bận với công việc của mình. Người mẹ vừa làm việc nhà, thỉnh thoảng lại quát bé “làm xong chưa?”. Ban đầu bé có thể trả lời “lát nữa con làm”, nhưng cứ như thế vài lần, bé bắt đầu không muốn trả lời, cố ý như không nghe thấy và cứ tiếp tục chơi trò chơi mà bé thích. Thế rồi người mẹ lại càng bực, vừa quát vừa bắt bé phải lấy bài ra làm ngay. Nhưng thường thì bé sẽ không muốn làm vì đầu óc chỉ nghĩ đến trò chơi mà bé thích. Thái độ của bé làm người mẹ càng giận: “Hôm nay không làm, ngày mai thầy giáo kiểm tra xem con giải quyết thế nào!”. Nói xong liền bỏ đi, nửa tiếng sau quay lại mọi việc vẫn như cũ.

 Cũng trường hợp như thế trong một gia đình khác, người cha cũng bận rộn, nhưng sau khi con về nhà người cha không để con lập tức làm bài mà nhẹ nhàng nói: “Con đi chơi 20 phút rồi về làm bài”. Đứa trẻ phấn khởi chạy đi chơi. Sau 10 phút người cha nhắc nhở con: “Con yêu, con còn 10 phút để chơi nữa thôi, sau đó phải đi làm bài tập”. Sau 10 phút, người cha thấy bé vẫn mải chơi thì nói: “Lại đây, chúng ta làm bài nào”. Người cha cũng tạm thời ngưng công việc của mình. Đứa bé nói: “Ba chờ con xếp xong cái hình này được không?” Sau khi chờ bé xếp xong hình người cha mới dắt con thoát khỏi đống đồ chơi, đến bàn học rồi hỏi: “Con muốn làm văn hay toán trước, con tự chọn”.

Trong hai kiểu thái độ dạy trẻ thường thấy này, chắc chắn cách làm như người cha có ưu điểm hơn nhiều, sau này đứa bé sẽ biết chủ động tự giác hoàn thành công việc của mình, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Còn nếu làm như người mẹ, đứa bé sẽ khó khăn phát triển hơn. Bé sẽ vẫn cứ ham chơi và nghĩ cách thoái thác, thoát khỏi sự răn dạy và la mắng của mẹ…

Dĩ nhiên ở đây chỉ nói về bậc tiểu học. Còn cứ tiếp diễn như vậy, đến trung học, bé sẽ không còn sợ hãi mẹ nữa, có thể nó sẽ cãi lại, có hành động phản kháng, thậm chí quá khích… Với kiểu tâm lý hình thành từ nhỏ như vậy, sau này thành người lớn, bé sẽ cư xử với con cái và người thương yêu của mình thế nào? Bé sẽ cảm giác thế nào về cuộc sống và hạnh phúc của những người xung quanh bé? Không cần nói, có lẽ mọi người đều hiểu được. Cách dạy như người cha, cho phép con chơi 20 phút, cho con một khoảng thời gian để chơi chính là tôn trọng quy luật trưởng thành của trẻ. Người cha nhắc con trước 10 phút để con có chuẩn bị tâm lý trước, giảm bớt áp lực đột xuất dẫn đến xung đột với việc mà trẻ không muốn làm. Khi thời gian đến, người cha vẫn đồng ý để con hoàn thành công việc mà bé đang chơi, đó là tôn trọng thành quả lao động của con. Cuối cùng người cha dắt con đến bàn, cho con lựa chọn môn học, không ép con phải làm gì, không cảnh cáo con phải làm cho thật tốt, đây là cho con cơ hội lựa chọn, và không tạo áp lực để con sợ hãi. Cách quản lý có thời gian chuẩn bị, có cơ hội lựa chọn, có thái độ tôn trọng, có khoan dung, không làm con khiếp sợ, chắc chắn đây là cách hay.

Dạy con là trò chuyện, thương lượng với con, bạn không nên khống chế bé hay đe dọa bé, bạn chỉ nên có nghĩa vụ giúp đỡ bé làm tốt nhất công việc của bé có thể làm, lấy thái độ của một con người nên có để cư xử với bé.

Theo NTDTV

Tinh Vệ tổng hợp

Xem thêm:

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

14 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago