Categories: Tin tức

Bí ẩn ngôi chùa ‘lơ lửng trên không’ 1400 năm lịch sử, kiến trúc kỳ diệu khoa học trước nay khó hình dung tới

“Huyền Không Tự” là một trong những tòa kiến trúc bí ẩn của thế giới về cả nét hiện đại và cổ kính. Từ ý tưởng thiết kế cho đến kiến trúc ngôi chùa đều khiến cho những người gan dạ nhất cũng phải khiếp sợ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem bí mật ở đâu nhé!

Huyền Không Tự tọa lạc tại huyện Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cách mặt đất khoảng 5 km, là tòa kiến trúc kết cấu bằng gỗ dựng trên vách núi Tây Phong.

Huyền Không Tự được xây dựng vào cuối triều đại Bắc Ngụy. Về sau các triều đại Tấn, Nguyên, Minh, Thanh có tu sửa lại nơi này. Ngôi chùa có 3 tầng, tổng cộng có 40 gian điện đường, nằm trên các mỏm đá và thung lũng sâu. Nhìn từ xa, chùa Huyền Không như một bức điêu khắc tinh xảo được chạm khắc vào vách đá cao hiểm trở.

Huyền Không Tự nằm len lỏi giữa rặng núi Thúy Bình Phong, dưới chân núi là eo sông Kim Long. Ở đây địa thế hiểm trở, hai bên đều là vách núi thẳng đứng. Huyền Không Tự được xây dựng chính trên khu vực lõm vào giữa hai vách núi này.

Có câu “Lầu cao xây trên đất bằng” nhưng phương pháp kiến tạo chùa Huyền Không lại trái ngược lại – xây dựng chùa trên không.

Huyền Không Tự có câu đối: “Lầu đỏ trên vách núi, mây trắng phủ bao lần, ngỡ lầu sò trên biển, chim bay vạch đường mây”.

Vào thời nhà Đường, Khang Nguyên năm thứ 23 (năm 735), Lý Bạch đến Huyền Không Tự thăm thú, đã viết lên vách đá hai chữ “Tráng quan” (cảnh quan hùng tráng).

Trong cuốn Du Hành Sơn Ký của Từ Hà Khách triều Minh có viết:Đi vào thì không chỉ lầu gác cao thấp, lan can uốn khúc, đẽo trên vách núi thẳng đứng, cảnh quan hùng vĩ trong thiên hạ tô điểm cho chùa mà còn là thắng cảnh cho những người thích du ngoạn. Giống như kết cấu đá nham thach nhưng lại không bị lệ thuộc vào đó”.

Kết cấu tinh xảo của chùa Huyền Không thể hiện ở chỗ toàn bộ ngôi chùa là do những cây gỗ đứng và ngang chống đỡ. Việc dùng những thanh gỗ ngang làm xà nhà được gọi là “Thiết biển đam,” chỉ việc dùng loại gỗ Thiết Sam – loại gỗ đặc biệt ở địa phương gia công thành xà nhà hình vuông, được cắm sâu vào trong vách đá. Được biết, những xà gỗ này đã được ngâm qua tùng dầu lấy từ quả của cây Du Đồng để chống phân hủy.

Việc dựng nên từng xà gỗ cũng là công phu xưa nay hiếm có.

Mỗi một cây gỗ đứng cũng được chế tác công phu không kém, mỗi một điểm đặt móng đều được tính toán một cách kỹ càng, đảm báo chỗng đỡ được cả ngôi chùa. Được biết, có cây gỗ được chế tác để chịu trọng lực, có cây lại dùng để cân đối độ cao thấp của lầu các, có cây lại để gia tăng trọng lượng phía trên, như vậy mới có thể phát huy được tác dụng chống đỡ của nó.

Đây vốn là điều mà khoa học trước nay khó hình dung tới. Vì vậy từ xưa, người ta gọi chùa Huyền Không là “ba cột đuôi ngựa treo trên không trung”.

Tương truyền, Huyền Không Tự được xây dựng vào cuối triều Bắc Ngụy, ước tính ngôi chùa đã có 1400 năm lịch sử. Tuy đã trải qua biết bao mưa gió biến động nhưng cho đến nay ngôi chùa vẫn hiên ngang, sừng sững giữa trời. Không thể không nói đây là điều kỳ diệu của lịch sử kiến trúc. Hơn nữa, tư duy kiến trúc và tư duy thiết kế chùa Huyền Không hoàn toàn trái ngược với lối kiến trúc truyền thống.

Huyền Không Tự với người tu hành cũng có những yêu cầu nhất định, bởi vì những người nếu không đủ can đảm cũng không dám tu trong Huyền Không Tự.

Chùa có 40 gian điện thờ. Lối đi nối giữa các gian điện thờ có một số là cầu treo trên không, số khác là lối đi kín xếp theo kiểu hành lang gấp khúc, thêm nữa là bậc đá trên vách núi. Tất cả hình thành nên những lối đi quanh co tựa mê cung. Trên những lối đi ấy, người trước tựa như đạp trên đỉnh đầu người phía sau mà đi, đôi khi bước đi tạo ra âm thanh “ken két”, nhìn xuyên qua khe hở giữa các tấm ván là thấy vực núi sâu trăm trượng khiến ai chưa quen phải giật mình kinh sợ.

Tuy nhiên đối với những hòa thượng chuyên tu thì không có gì đáng sợ. Hơn nữa điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào suy nghĩ của con người, người bình thường sẽ có chút sợ hãi “Gỗ này có bị mục không?”, “Nhỡ bị gãy thì làm thế nào?”, “Liệu có bị gió thổi bay không?” thì làm sao dám bước lên chùa đây? 

Đó là vì những quan niệm sợ nguy hiểm đến sinh mệnh mình nên họ mới có nhiều lo sợ như vậy. Nhưng đối với người tu hành, đã tu luyện thì họ đã coi nhẹ sống-chết, bởi vì đối với họ thì “Hữu Phật nhi tâm định” (tức là trong tâm có Phật thì lòng an định). Họ luôn tin rằng có Phật luôn luôn ở bên, Phật luôn bảo hộ họ, sống chết đã được an bài.

Ngôi chùa này rõ ràng có vị trí và thiết kế đáng sợ “xây dựng trên vách đá”. Nếu là giả thiết ngày nay, các nhà khoa học sẽ cho đó là điều “không tưởng”.

Vì sao ư? Khoa học hiện đại cho rằng gió sẽ bào mòn các vách đá. Thay đổi môi trường núi sẽ bị bào mòn, phong hóa, sàn lở đất và các hiện tượng tự nhiên khác. Vì vậy, với các nhà khoa học hiện đại thì không cách nào xây dựng nên ngôi chùa này.

Tuy nhiên, trong suy nghĩ của các nhà tu hành, chỉ cần dám nghĩ nhất định có thể làm được. Họ cho rằng niềm tin luôn tồn tại, họ càng hiểu rõ tự nhiên, trong suy nghĩ của họ “Đức Phật sẽ phù hộ cho những người có Phật Pháp trong tâm”, “Núi có Thần Núi cai quản”. Vì vậy họ không thấy bất cứ nguy hiểm nào tồn tại, thậm chí nếu có nguy hiểm họ cũng có thể tránh được. 

Thực chất Huyền Không Tự là chứng nhân cho lòng tin với Phật của người tu hành. Nếu không có chính tín ấy thì làm sao có thể dựng nên được ngôi chùa vững chãi nghìn năm trên vách núi dựng đứng như thế.

Huyền Không Tự được hòa thượng triều đại Bắc Ngụy là Liễu Nhiên xây dựng nên. Đây là thời kì Phật giáo phát triển rực rỡ tại Trung Hoa, bối cảnh lịch sử này không thể bị lãng quên. Từ đây có thể thấy Phật Pháp làm chủ khoa học và kiến thức con người, hay Phật Pháp là khoa học thực sự, mang tính toàn vẹn tự nhiên. “Ngôi chùa trên không” này như thắp sáng niềm tin của con người, khuyến khích mọi người tìm hiểu những lĩnh vực chưa được nhiều người biết đến.

Video: Chùa Cầu Hội An

Ngọc Mẫn

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

17 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago