Ngôi mộ đá cổ khổng lồ nằm giữa bán đảo Linh Đàm của Hà Nội là nơi đang lưu giữ xác ướp một người đàn bà xinh đẹp và thuộc dòng họ hoàng tộc. Lăng mộ cổ này được các nhà khảo cổ học phỏng đoán là được chôn cất vào khoảng thế kỷ 18.
Trong khu nghĩa trang làng Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội), liền kề với khu đô thị Linh Đàm, có một ngôi mộ đá cổ đồ sộ với cấu trúc được các nhà nghiên cứu đánh giá là rất đặc biệt.
Được ghép từ những phiến đá vuông vức, lăng mộ có bình đồ hình chữ nhật với kích chiều dài 4,1m, rộng 3m, chiều cao từ đỉnh nóc xuống đến chân khoảng 3m.
Lăng có bốn góc mái cong, phỏng theo các công trình kiến trúc truyền thống của người Việt.
Đỉnh lăng mộ là một khối đá được tạo hình như búp sen.
Theo lời của cư dân địa phương, lăng mộ cổ này đã tồn tại từ rất lâu đời, và không còn một ai biết về lai lịch của người nằm dưới mộ. Người dân chỉ gọi đây là lăng Bà Chúa.
Xung quanh lăng mộ bí ẩn từng có nhiều lời đồn thổi về những kho báu chôn cùng người quá cố. Vì những lời đồn này, vào năm 1989, một nhóm trộm mộ đã đánh mìn phá lăng. Tuy nhiên, do kết cấu mộ quá rắn chắc nên bọn chúng không thể lấy được gì.
Được tin báo, một đoàn khảo sát đã về làng Linh Đường tiến hành khai quật lăng mộ đá. Kết quả khai quật cho thấy trong lăng là lớp quách tam hợp được xây theo khối hộp chữ nhật dài 2,2m, rộng 0,65m, cao 0,55m và dày 0,15m. Hợp chất làm quách này cứng, bền hơn cả bê tông.
Trong quách là cỗ quan tài dài 2m, rộng 0,6m, sâu 0,5, dày 0,1m được làm từ loại gỗ ngọc am. Trong quan tài là xác ướp một người đàn bà xinh đẹp, cao khoảng 1,5m, tuổi khoảng từ 62-64. Theo phỏng đoán của các nhà khảo cổ học, bà được an táng khoảng nửa cuối thế kỷ 18.
Thi hài người quá cố được bó khá cầu kỳ bằng nhiều lớp áo vải, trong đó có một hai áo gấm màu vàng có trang trí hình rồng, cho thấy đây là người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Đồ tùy táng mang theo người quá cố không có vàng bạc châu báu như đồn thổi.
Dựa trên các hiện vật thu được, các nhà nghiên cứu nhận định, lặng mộ đá cổ ở làng Linh Đường có thể là nơi an nghỉ của bà chúa Nguyễn Thị Hoa Dung, vợ chúa Trịnh Doanh, mẹ chúa Trịnh Sâm.
Các nhà sử học còn đưa ra giả thuyết rằng do mang quy cách của vua chúa và được xây gần với thời điểm vua Quang Trung băng hà, đây có thể là lăng mộ đã được triều Tây Sơn chọn làm mộ giả của vua Quang Trung cho sứ đoàn nhà Thanh sang viếng.
Sau ngày khai quật, thi hài người phụ nữ hoàng tộc đã được trả về chỗ cũ. Danh phận của bà vẫn chưa được chính thức xác nhận cho đến ngày nay.
Để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân địa phương, một am thờ nhỏ đã được xây phía trước lăng mộ.
Video: Tổ kiến khổng lồ nuốt chửng 11 tấn bê tông tại Brazil
Theo Kiến Thức
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…