Bác sĩ Bùi Đoàn Hải Linh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết chụp phim phổi hoặc CT thông thường đều khó nhận thấy dị vật. Các bác sĩ đã chụp CT có tái tạo 3D và phát hiện dị vật là chiếc kèn nằm ở phổi bên phải. Sau khi bác sĩ vất vả nội soi gắp dị vật ra ngoài, đường thở của bé mới dần trở lại bình thường.
Chiếc kèn nằm ở phần phổi bên phải bé trai. Ảnh: T.P
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, trong 2 năm qua bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 ca dị vật phổi là chiếc lõi kèn đồ chơi. “Lõi kèn khi lọt vào phổi sẽ trở lại vai trò như một cây kèn thật sự. Một số trường hợp nếu hít thở mạnh hoặc có luồng hơi tác động có thể phát ra âm thanh như khi thổi kèn”, bác sĩ Như phân tích.
Chiếc lõi kèn được nội soi gắp ra ngoài. Ảnh: T.P
Dị vật đường thở thường khiến trẻ ho kéo dài không rõ nguyên nhân, dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp. Nếu dị vật rơi vào gây bít tắc đường thở có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức.
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…