Categories: Sức khoẻ

Bé trai 3 tháng tuổi bị hóc… công tắc đèn trong thực quản

Một bé trai 3 tháng tuổi ở Đắk Lắk đã suýt mất mạng vì khi bị anh 2 tuổi nhét di vật là công tắc đèn cùng với cục pin điện tử nhét vào miệng.

Theo tin tức trên báo Tiền phong, chiều 18/10, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, vừa phẫu thuật lấy dị vật cho bé trai 3 tháng tuổi là con của chị H.T.K. (ngụ Đắk Lắk).

Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, miệng chảy đầy đàm nhớt và thường xuyên khóc thét. Phụ huynh cho biết bé bị anh trai 2 tuổi nhét đồ chơi vào miệng nhưng không rõ vật gì.

Phát hiện sự việc, gia đình đã đưa em bé đến bệnh viện tỉnh cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Công tắc điện được lấy ra khỏi thực quản của bé trai 3 tháng tuổi

Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành chụp phim và thực hiện các bước thăm khám khác và phát hiện chiếc công tắc đèn còn vướng ở vị trí thực quản, ngoài ra, một dị vật hình tròn trông như cục pin điện tử cũng được phát hiện ở ruột non.

Trước tình huống khẩn, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn và đưa ra giải pháp nội soi cấp cứu. Khoảng sau một giờ đồng hồ, các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng đã gắp thành công chiếc công tắc đèn có cấu trúc phức tạp ra ngoài. Riêng cục pin điện tử do đã xuống ruột nên chuyển bé qua khoa tiêu hoá để theo dõi tiếp.

Người nhà cho biết, nhà có hai trẻ nên cậu anh 2 tuổi hay chơi với em. Hôm đó cu cậu lấy chiếc công tắc nhét vào miệng để cho em “ăn”, khi người lớn phát hiện thì chiếc công tắc đã chui vào trong.

Hiện bệnh nhi được chuyển sang khoa tiêu hoá để theo dõi và có hướng xử lý phù hợp với cục pin điện tử tại đường ruột.

Trường hợp này thêm một lần nữa cảnh bảo quý bậc phụ huynh về tính nghiêm trọng của các loại đồ chơi, thức ăn có kích thước nhỏ đối với các bé. Các bé có thể nhét vào mũi, tai, nuốt vào họng hoặc nhét vào họng, mũi, tai các bé khác. Đặc biệt, cục pin điện tử là một dị vật có tính ăn mòn mạnh, không bao giờ để vật này trong tầm tay các bé.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng lưu ý không nên để trẻ 2-3 tuổi chơi với em nhỏ mà không có sự giám sát của người lớn, vì trẻ thường bắt chước động tác cho ăn của người lớn, dễ dẫn đến việc nhét dị vật vào miệng em nhỏ.

Bảo An (tổng hợp)

Nguồn: tinmoi.vn

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago