Cháu bé mắc hiện tượng lạ này là Sùng Thị Dúa sinh năm 2014, trú tại thôn Hoàng Thu Phố A, xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Bé xuất hiện kinh nguyệt từ lúc được 5 tháng tuổi. Từ đó đến nay tháng nào bé cũng thấy kinh đều đều như người lớn. Hiện bé 14 tháng tuổi.
Bố cháu bé tên Sùng Seo Lùng, mẹ Hảng Thi Say đều là người dân tộc Mông. Hai vợ chồng sinh 7 người con, gia đình nghèo, không hiểu biết, không biết tiếng Kinh nên không đưa bé đi khám mặc dù phát hiện con gái mắc “bệnh lạ”. Cách đây một tuần chu kỳ kinh nguyệt của cháu kéo dài 5 ngày, máu đỏ tươi như người lớn. Mẹ phải dùng băng vệ sinh cho bé.
Chị Nguyễn Thị Huệ, giáo viên mầm non tại xã Mản Thẩn biết sự việc đã đến thăm hỏi tình hình và vận động gia đình đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện. Theo chị Huệ, mặc dù cô bé có những triệu chứng lạ song hoàn toàn khỏe mạnh. Bé nặng 10 kg và ăn uống rất tốt. Vì gia đình nghèo khó, từ nhỏ bé không biết đến sữa hay bột mà tự xúc cơm ăn.
|
Bé Dúa cùng bố. Ảnh: N.H. |
Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Trường phòng Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, bé Dúa có thể thuộc trường hợp dậy thì sớm. Dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormone của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường (dưới 8 tuổi đối với trẻ gái và dưới 9 tuổi ở trẻ trai). Sự hoạt hóa trung tâm dậy thì gây ra tình trạng kích thích sớm toàn bộ trục hạ đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục.
Ở trẻ gái dấu hiệu có thể là ngực to ra, xuất hiện lông mu hoặc ra huyết âm đạo. Ở trẻ trai xuất hiện lông mu, vỡ giọng, có mụn hoặc cương dương vật hay dương vật lớn hơn so với trẻ cùng tuổi. Để chẩn đoán chính xác, những em bé này cần được bác sĩ khám lâm sàng, đánh giá mức độ dậy thì theo thang điểm tanner, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị. Đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ dậy thì sớm.
Các bác sĩ cho rằng hiện tượng trẻ dậy thì sớm những năm gần đây có chiều hướng tăng cao. Tuy nhiên trường hợp bé Dúa có kinh từ lúc 5 tháng tuổi này là điều “không thể tin nổi”. Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều trường hợp bé gái 7-8 tuổi đã dậy thì, tuy nhiên sớm như bé Dúa là ca lần đầu ông thấy. Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ bé nên cho trẻ đi khám ngay lập tức để được các chuyên gia đầu ngành kiểm tra và có hướng chữa trị.
Lê Nga
Nguồn: vnexpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…