Nhiều ý kiến cho rằng súc miệng bằng dầu dừa giúp kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng, phòng ngừa chứng hôi miệng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Clinical Pediatric Dentistry, dầu dừa không có tác dụng này. Theo Prevention, flouride và một số các loại thảo dược có trong kem đánh răng hay nước súc miệng giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong khoang miệng nhưng dầu dừa thì không thể làm được điều này, vì thế không nên sử dụng dầu dừa thay thế các sản phẩm kem đánh răng hoặc dùng làm nước súc miệng.
Bôi vào vết thương hở
Dầu dừa chỉ nên bôi lên vùng da kín, không có thương tổn, nếu bôi lên các vết thương hở, vết cắt, vết xước có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa.
Thay thế kem chống nắng
Nhiều nghiên cứu cho biết dầu dừa có tác dụng chống lại tia UV, nhưng nó không phải là sản phẩm hoàn hảo để thay thế kem chống nắng chuyên dụng. Trên thực tế, chỉ số SPF của dầu dừa chỉ khoảng bằng 8 nên tác dụng chống nắng cực thấp. Nếu muốn sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm thì vẫn cần phải thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài đường.
Nấu với nhiệt độ cao
Nhiều người không biết dầu dừa chưa tinh chế có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với dầu đã tinh chế (dầu dừa đã tinh chế có nhiệt độ sôi khoảng 150 – 200 độ C). Vì thế, khi nấu nướng nên chú ý điều chỉnh lửa sao cho phù hợp. Dầu dừa chưa tinh chế có thể được sử dụng khi nướng với lửa vừa và xào sơ, trong khi dầu dừa đã tinh chế có thể được sử dụng khi nấu nướng với nhiệt độ cao.
Sử dụng vào buổi tối
Dầu dừa là một loại thực phẩm làm mát, vì thế nên sử dụng trong mùa hè, không nên sử dụng trong những tháng mùa đông. Ngoài ra cũng cần hạn chế sử dụng dầu dừa vào buổi tối vì nó chứa nhiều calo.
Ngọc Khuê (TNO)