Hạt vừng đen chứa khoảng 40 – 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, can xi oxalat. Dầu vừng chứa nhiều calo, a xít béo omega 3 và omega 6… có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Vừng đen và vừng trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng đông y khuyến cáo nên dùng vừng đen vì đây được xem như một vị thuốc.
Vừng đen có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa như nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu. Chọn vừng tươi ngon tại nơi bán đáng tin cậy, về nhặt sạch rồi đãi qua với nước. Để ráo rồi cho vào chảo rang chín. Khi hạt vừng phồng lên và nổ lách tách nghĩa là đã chín, lưu ý không để lửa lớn để tránh vừng bị cháy. Đem xay nhuyễn rồi trữ trong hũ sạch để chế biến thành nhiều món ngon.
Cách thông dụng nhất là nấu chè vừng đen (còn gọi là chí mà phù). Vừng đã chín và xay nhuyễn hòa với một ít nước lọc cùng với bột sắn dây hoặc bột nếp, cho lên bếp đun sôi, thêm một ít đường rồi nhấc xuống. Món này trị táo bón hiệu quả, có thể ăn một chén trước khi đi ngủ mỗi ngày. Người Nam bộ thường cho thêm nước dừa hoặc sữa vào cũng rất ngon.
Đối với người lớn tuổi thì cho bột vừng đã xay nấu cùng với khoai mỡ hoặc với gạo tẻ thành món cháo dùng mỗi ngày đều rất tốt. Những người trẻ nếu không có thời gian thì có thể trộn hạt vừng đen đã rang với đậu phộng giã nhuyễn cùng một ít muối, tiêu, thành loại gia vị ăn cùng cơm hoặc xôi mỗi ngày.
Vừng đen còn giúp tiêu hủy các loại giun sán trong đường ruột, do đó nên trữ loại thực phẩm này trong gian bếp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng đen
Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc
Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
Chữa đầy chướng bụng
Chướng bụng do gười bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Chữa sản phụ thiếu sữa
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…