Bài tập 1: Tăng tầm vận động của cột sống lưng
Mục tiêu:
– Gia tăng tầm vận động gập của cột sống lưng
– Kéo dãn nhóm cơ duỗi lưng
Kỹ thuật thực hiện:
– Tư thế bệnh nhân: Ngồi, 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước
– Tư thế KTV: Ngồi cạnh và làm mẫu.
– Tiến hành: Bệnh nhân duỗi thẳng 2 chân áp sát. Hai tay đưa ra trước lưng gập, càng gần các ngón càng tốt.
Bài tập 2: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp
Mục tiêu:
– Kéo dãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong thắt lưng. Tư thế trẻ: Nằm sấp.
– Phòng ngừa co rút cột sống thắt lưng.
Kỹ thuật thực hiện:
– Bệnh nhân bám tay bên vai thấp vào mép giường. Ta nâng hai chân, hông trẻ đưa sang phía đối diện với bên lõm của cột sống thắt lưng. Làm10 lần.
– Bệnh nhân bám tay bên vai thấp vào thành giường nâng người lên, tay kia kéo người về phía chân. Giữ tư thế này vài giây. Làm 10 lần.
– Tư thế kỹ thuật viên: Đứng cạnh bệnh nhân và đỡ 2 tay mặt trước đùi bệnh nhân
– Tiến hành: Bệnh nhân giữ thân trên của mình cố định. Kỹ thuật viên kéo dãn đốt sống vùng thắt lưng sang trái.
Bài tập 3: Tăng cơ lực nhóm cơ gập và xoay thân
Mục tiêu:
– Tăng cơ lực nhóm cơ gập và xoay thân.
– Tăng cường linh hoạt của cột sống.
Kỹ thuật thực hiện:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, 2 tay đan sau gáy, 2 chân duỗi thẳng.
– Tư thế KTV: Đứng hoặc quỳ bên cạnh, 1 tay cố định trên 2 đùi và 1 tay cố định trên 2 cẳng chân.
– Tiến hành: KTV cố định 2 chân, bệnh nhân 2 tay đan sau gáy, gập thân và xoay thân, khuỷu sang bên đối diện.
Bài tập 4: Kéo dãn cơ ở phần lõm của đường cong
Mục tiêu:
– Kéo dãn phía lõm của đường cong ngực phải
– Tăng tính linh hoạt và duy trì tầm vận động của cột sống lưng.
Kỹ thuật thực hiện:
– Tư thế BN: Nằm nghiêng sang phía có đường cong, thả người xuống mép bàn
– Tư thế KTV: Đứng và giữ hông bệnh nhân.
– Tiến hành: Bệnh nhân thả người xuống mép bàn, tay phía trên duỗi thẳng qua đầu, cuộn 1 khăn tắm kê vào đỉnh đường cong. Giữ tư thế này3 đến 5 phút.
Bài tập 5: Tăng tầm vận động của cột sống lưng ở tư thế ngồi
Mục tiêu:
Tăng tầm vận động gập của cột sống lưng, kéo dãn nhóm cơ duỗi lưng.
Tư thế trẻ: Ngồi 2 chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước.
Kỹ thuật thực hiện:
Bảo trẻ đưa hai tay ra trước chạm các ngón, lưng gập. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.
Bài tập 6: Kéo dãn cột sống
Mục tiêu:
– Kéo dãn cột sống.
– Tăng cường tính đàn hồi của thân mình.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Đứng 2 tay gập 1800, duỗi thẳng.
– Tư thế KTV: Đứng cạnh.
– Tiến hành: Hai tay bệnh nhân bám vào xà ngang, gắng cho gót chân rời khỏi sàn.
Bài tập 7:
Mục tiêu:
– Tập mạnh nhóm cơ nghiêng thân.
– Kéo dãn phía lồi của đường cong ngực phải.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng.
– Tư thế KTV: Đứng sau.
– Tiến hành: Bệnh nhân nằm nghiêng về phía trái và nhấc thân lên khỏi sàn để kéo dãn phía lồi của đường cong ngực phải.
Bài tập 8: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế ngồi
Mục tiêu:
Kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, tăng cường độ mềm dẻo của cột sống.
Tư thế trẻ: Ngồi trên ghế.
Kỹ thuật thực hiện:
− Trẻ xoay người với đồ vật ở bên đối diện với phía lõm của đường cong cột sống.
− Trẻ giơ cao tay bên vai thấp, tay bên kia bám vào mép ghế. Giữ ở tư thế này vài giây.
Làm mỗi bài tập 10 lần.
Bài tập 9:
Mục tiêu:
– Cải thiện chức năng hô hấp và tim mạch.
– Tăng cường độ giãn nở của lồng ngực.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
– Tư thế KTV: Đứng cạnh.
– Tiến hành: Bệnh nhân thở sâu và hít ra từ từ. Hai tay bệnh nhân đặt dưới cơ hoành.
Bài tập 10:
Mục tiêu:
– Cải thiện tư thế cột sống
– Tăng cường chức năng phổi.
Kỹ thuật thực hiện:
– Tư thế bệnh nhân: Ngồi, người cúi về phía trước
– Tư thế KTV: Ngồi sau, 2 bàn tay đặt sau lưng và đáy phổi.
– Tiến hành: Bệnh nhân hít vào thật sâu và thở ra từ từ, đảm bảo có sự giãn nở của lồng ngực.
Bài tập 11: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế quỳ bốn điểm
Mục tiêu:
Tăng cường độ mềm dẻo của cột sống.
Tư thế trẻ: Quỳ bốn điểm.
Kỹ thuật thực hiện:
Đưa tay bên lõm của đường cong lên phía trước. Đưa chân bên đối diện lên theo trong lúc giữ nguyên vị trí thân mình. Giữ ở tư thế này vài giây. Làm 10 lần.
Bài tập 12: Luyện tập thể thao
Mục tiêu: Kéo dãn cột sống
– Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ (như xà đơn và khung kéo tay) hoặc bằng máy kéo dãn.
– Kéo dãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học có điều chỉnh, lực kéo tác động lên cơ, dây chằng và khoang liên đốt cột sống.
Quy trình thực hiện:
+ Cố định đai kéo tùy theo vùng điều trị
+ Bật máy, thử tét máy
+ Đặt các thông số trên máy tùy theo yêu cầu, thông thường lực kéo
không quá 2/3 trọng lượng cơ thể đối với kéo cột sống lưng, 10 – 15 kg đối với kéo cột sống cổ.
+ Mỗi lần kéo dài từ 10 – 20 phút
+ Bấm nút kéo
+ Kết thúc điều trị: tháo bỏ đai cố định, để người bệnh nằm nghỉ tại chỗ từ 5 – 10 phút, ghi chép hồ sơ bệnh án.
Bài tập 13: Tập bơi.
Theo dõi và kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Tập đúng kỹ thuật hướng dẫn của các kỹ thuật viên. Tuân thủ y lệnh của bác sĩ.
Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Bài tập phục hồi chức năng cho trẻ bị cong vẹo cột sống theo BYTTheo BYT)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Làm gì khi bị cong vẹo cột sống?
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…