Xác định độ tuổi thực sự về thể chất của một con người không phải là việc đơn giản. Một số người có thể vui vẻ và tràn đầy năng lượng khi đã 70 tuổi, trong khi một số người khác lại khá mệt mỏi ở tuổi 20. Đồng hồ sinh học của một con người có thể chạy với các tốc độ khác nhau, chứ không hẳn đúng với tuổi thực của bạn.
Dưới đây là một số bài test nhanh mà bạn có thể tự thực hiện để ước tính độ tuổi sinh học thực sự của mình.
1. Tim
Kiểm tra nhịp tim của bạn khi đang đứng. Thực hiện động tác đứng lên – ngồi xuống 20 lần với một tốc độ khá nhanh. Kiểm tra nhịp tim lại một lần nữa. Bây giờ, hãy tính xem nhịp tim của bạntăng thêm bao nhiêu?
– Tăng 10 nhịp đập – hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 20.
– 10-20 nhịp – hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 30.
– 20-30 nhịp – hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 40.
– 30-40 nhịp – hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 50.
– 40 hoặc nhiều hơn – hệ thống tim mạch của bạn ở độ tuổi 6.
– Bạn không thể hoàn thành việc đứng lên ngồi xuống – trên 70 tuổi.
2. Hệ thần kinh
Bạn cần một người trợ giúp đang cầm chiếc thước dài 50cm bằng ngón cái và ngón trỏ. Chiếc thước phải được đặt ở vị trí thẳng đứng. Bạn đặt tay của mình lên vị trícách khoảng 10cm so với cuối thước. Khi người kia thả chiếc thước ra, bạn cố gắng tóm lấy nó bằng ngón tay cái và ngón trỏ thật nhanh. Điểm mà bạn nắm được có thể nói lên nhiều điều.
– Vị trí 20 cm – hệ thống thần kinh của bạn ở độ tuổi 20.
– 25 cm – hệ thống thần kinh của bạn ở độ tuổi 30.
– 35 cm – hệ thống thần kinh của bạn ở độ tuổi 40.
– 45 cm – hệ thống thần kinh của bạn ở độ tuổi 60.
– Bạn không bắt được thước – hệ thống thần kinh của bạn ở độ tuổi 70.
3. Tiền đình
Nhắm chặt mắt lại và đứng bằng một chân, giữ chân kia cách khoảng 10cm so với sàn. Bạn cứ đứng ở tư thế này cho đến khi không thể đứng nổi nữa.
– Nếu bạn đứng được trong 30 giây hoặc hơn – Hệ thống tiền đình ở độ tuổi 20.
– 20 giây -Hệ thống tiền đình ở độ tuổi 40.
– 15 giây – Hệ thống tiền đình ở độ tuổi 50.
– Không quá 10 giây – Hệ thống tiền đình ở độ tuổi 60 trở lên.
4. Mạch máu
Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ, véo lên da trên mặt sau của bàn tay và giữ nguyên trong 5 giây. Khi đó, một vết màu trắng sẽ xuất hiện trên da. Bạn hãy đếm thời gian nó biến mất.
– Nếu nó biến mất sau 5 giây – mạch máu của bạn ở độ tuổi 30.
– 8 giây – 40 tuổi.
– 10 giây – 50 tuổi.
– 15 giây – 60 tuổi.
– Hơn 15 giây – 70 tuổi.
5. Khớp
Vòng tay ra sau lưng và cố gắng đan ngón tay vào với nhau ở vị trí bả vai.
– Nếu bạn thực hiện dễ dàng – khớp xương của bạn ở độ tuổi 20.
– Nếu đầu ngón tay hầu như không chạm được vào nhau – 30 tuổi.
– Nếu bàn tay của bạn không thể đan vào nhau ở mức độ hẹp – 40 tuổi.
– Nếu bạn khó có thể đan tay với nhau – 60 tuổi.
– Nếu bạn không thể đưa hai tay ra sau lưng – hơn 60 tuổi.
6. Hệ hô hấp
Thắp một cây nến. Bây giờ, hãy xem khoảng cách tối đa mà bạn có thể thổi tắt nó chỉ trong một lần.
– 1m – phổi của bạn ở độ tuổi 20.
– 80-90 cm – 30 tuổi.
– 70-80 cm – 40 tuổi.
– 60- 70 cm – 50 tuổi.
– 50-60 cm – 60 tuổi.
– Ngắn hơn 50 cm – 70 tuổi trở lên.
Tổng hợp:
Cộng tất cả các kết quả và lấy tổng số chia cho số bài test mà bạn thực hiện. Kết quả này chính là độ tuổi sinh học của bạn.
Thụy Du – Dịch theo BS
Nguồn: Emdep
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…