Sự xuất hiện của em bé luôn đi kèm với niềm vui và bao khó khăn vất vả trong quá trình mang thai của mỗi bà mẹ. Dưới đây là câu chuyện về người mẹ mạo hiểm sinh con vào 13 năm trước được một bác sản khoa người Đài Loan chia sẻ. Năm đó, vì tỷ lệ tử vong cao, bác sĩ buộc phải yêu cầu người phụ nữ mang thai ký vào giấy “sinh tử”… và kết quả khiến mọi người không khỏi cảm động.
Bác sĩ Cảnh kể rằng, câu chuyện này đã xảy ra 13 năm trước. Lúc đó, Ông cảm thấy rất sốc khi nhìn thấy một người phụ nữ mang bầu đang ngồi chờ đợi trước phòng khám. Ông nói: “Khi nhận điện thoại, tôi không nghĩ rằng tình trạng bệnh của cô lại nghiêm trọng như vậy.”
“Mặc dù không trang điểm, nhưng đôi môi của cô như được bôi lên lớp son màu tím. Trong quá trình nói chuyện, tôi nhìn cô từ đầu đến chân, tình huống mà cô đang đối diện khiến tôi lạnh run người,” bác sĩ Cảnh kể lại.
Bác sĩ Cảnh nói rằng, ban đầu khi những người phụ nữ có thai đến khám, họ sẽ ngồi ở hàng ghế bên ngoài phòng để chờ đợi. Tuy nhiên, trên hàng ghế chờ có một người phụ nữ thỉnh thoảng lại ho ra máu. Thế là, tôi đã gọi cô vào phòng khám trước, ngoài trừ lo lắng sức khỏe quá yếu, tôi còn lo cô đã mang thai.
Sau khi kiểm tra, siêu âm tim, bác sĩ đã phát hiện cô đang phải chịu đựng căn bệnh “tăng huyết áp phổi nặng.” Theo kinh nghiệm điều trị, thai phụ mắc triệu chứng này, tỷ lệ tử vong sẽ là 50 đến 100%.
Bác sĩ Cảnh chia sẻ: “Ở thời điểm đó, tôi mới làm bác sĩ được vài năm. Tôi không dám chắc chắn về tình huống này. Do đó, tôi đã phải tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa lâu năm và mọi người đều lắc đầu.” Ông cũng xem lại hồ sơ bệnh án một số trường hợp tương tự thì phát hiện rằng, bệnh nhân đều đã tử vong.
Bác sĩ Cảnh cũng không ngừng tham khảo ý kiến các bác sĩ đầu ngành ở các bệnh viện khác với hy vọng tìm ra phương án điều trị. Cuối cùng ông đã đến hỏi ý kiến của giáo sự Trần Ích Tường. Sau khi đưa bệnh nhân đi siêu âm, bác sĩ mới phát hiện người phụ nữ mang thai bị bệnh tim bẩm sinh. Vì không được điều trị triệt để nên nó đã kéo theo các tật bệnh khác.
Bởi vì ca bệnh vô cùng phức tạp nguy cơ tử vong cao nên ông đã mời tất cả các bác sĩ tới để tham gia hội chẩn. Thời đó không như bây giờ, dù đã tận hết trách nhiệm của người thầy thuốc nhưng một khi bênh nhân qua đời thì bác sĩ phải bồi thường thâm chí còn bị đi tù.
Mặc dù đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật nhưng bác sĩ Cảnh vẫn không khỏi lo lắng. Ông đã mời người phụ nữ mang thai và người nhà đến gặp trước khi quyết định tiến hành giải phẫu. Ông bảo cả nhà ký vào giấy sinh tử, ông cũng không dám cam đoan người bệnh có thể sống. Bệnh nhân đã không do dự và lập tức ký ngay.
Hầu hết các bác sĩ ưu tú của bệnh viện đều được huy động đến tham gia vào ca phẫu thuật này. Sau gây mê, bệnh nhân tỉnh lại, ông đã thốt lên: “Giống hệt một tác phẩm văn học kinh dị.” Nhưng ngay sau đó bác sĩ gây tê đã thúc giục khẩn cấp: “Lập tức đưa bệnh nhân đến phòng hồi sức để được chăm sóc đặc biệt. Tình hình đã có chuyển biến xấu, huyết áp liên tục hạ, oxy máu đã bị mất, dấu hiệu sự sống không ổn định.”
“Tôi còn nhớ, người nhà của người phụ nữ đã mất bình tĩnh và liên tục mắng chúng tôi. Tôi cũng biết vì quá lo lắng cho người nhà nên anh mới phản ứng như vậy. Tuy nhiên, trách mắng các bác sĩ cũng không thể khiến tình trạng của bênh nhân chuyển biến tốt đẹp hơn,” bác sĩ Cảnh tâm sự.
Nhưng người phụ nữ này cũng may mắn thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Cô đã sinh ra một đứa trẻ nặng chưa đến 1kg dù đã mang thai được 31 tuần. Trọng lượng của em bé chỉ tương đương với em bé 25 tuần tuổi. Sau khi sinh xong, người mẹ cũng được thực hiện phẫu thuật tim. Sau khi xuất viện cô đã đi dạy trở lại và trở thành một giáo viên khỏe mạnh bình thường.
Sau 13 năm, bác sĩ Cảnh cũng không còn nhớ nhiều về sự việc này. Tuy nhiên vào tháng 7 năm ngoài, người phụ nữ đó đã dẫn theo cô con gái mới tốt nghiệp tiểu học và cầm theo bó hoa tươi tới để cảm ơn ân nhân đã cứu mạng. Lúc này bác sĩ mới nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con 13 năm trước.
“Tôi không thể tin được, đứa trẻ sinh non chỉ lớn hơn bàn tay một chút, giờ đã cao gần bằng mẹ rồi. Năm đó, giáo sư Trần Ích Tường còn nói rằng người phụ nữ này cần phải thực hiện cấy ghép phổi và tim, nếu không sẽ không thể sống quá 10 năm nữa.” Bác sĩ Cảnh nhìn hai mẹ con với vẻ mặt kinh ngạc nói: “Giờ đã hơn 10 năm rồi, lời kết luận của giáo sư Ích có vẻ không đúng, tuy nhiên nhờ có sự tham gia phẫu thuật của giáo sư vào năm đó, cô mới có thể hồi phục, lại có thêm cô con gái đáng yêu và sống ngày càng khỏe mạnh.”
Nhìn tờ giấy cam kết sinh tử năm đó người mẹ ký mà bác sĩ Cảnh còn lưu giữ, cô con gái nhỏ càng biết rõ tính mạng của em là do người mẹ dùng sinh tử của bản thân đổi về. Thời gian rồi sẽ qua đi, việc của ngày hôm qua cũng đã trở thành quá khứ, chỉ có tình yêu thương người mẹ dành cho con là còn mãi. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy biết trân quý cơ duyên được làm người, sống vui vẻ, sống có ích và không quên trách nhiệm hiếu thuận với mẹ cha.
San San
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…