Trứng ngỗng có phải là thức ăn không thể thiếu?
Hầu hết các mẹ bầu đều quen thuộc với thông tin cho rằng trứng ngỗng là loại thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Do quan niệm này đã được phổ biến từ lâu, có không ít mẹ phải cố gắng ăn thật nhiều trứng ngỗng dù bản thân không hề thích.
Một quả trứng ngỗng trung bình nặng khoảng 144 g và cung cấp khoảng 266 calories. Ăn một quả trứng ngỗng mỗi ngày, mẹ sẽ thu được 20 g protein và 20g chất béo, trong đó 5 g là chất béo bão hòa. Một thành phần đáng kể có trong trứng ngỗng là cholesterol, lên đến 1,227 mg.
Như mọi loại trứng khác, trứng ngỗng cung cấp nhiều vi chất quan trọng như canxi, vitamin A, sắt, omega-3, lutein, choline, selenium nên đây là một lựa chọn khá lý tưởng cho những mẹ bầu đang cần nguồn dinh dưỡng phong phú để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Có lợi thế về kích thước, trứng ngỗng thường vượt xa các đối thủ khác như trứng gà, trứng vịt, trứng cút về hàm lượng một số chất dinh dưỡng. Có lẽ vì vậy mà ông bà xưa đặt sự tín nhiệm vào loại thực phẩm này. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol nên đây không phải là lựa chọn tốt nhất cho các mẹ bầu.
Theo khuyến nghị, lượng cholesterol hàng ngày nên ở mức dưới 300mg. Lượng cholesterol trong trứng ngỗng thường vượt quá mức này
Bà bầu ăn trứng gà có tốt không?
Một quả trứng gà có trọng lượng khoảng 50 g và cung cấp chỉ 72 calories. Trong thành phần trứng gà có khoảng 4,75 g chất béo và khoảng 1,55 g trong số này là chất béo bão hòa. Trứng gà được đánh giá là một thực phẩm giàu protein, với 6,28 g trong mỗi quả. Loại thực phẩm này cũng cung cấp những dưỡng chất quý báu như canxi, sắt, phốt pho, magiê, kali, kẽm, folate, và các dưỡng chất khác. Cũng như trứng ngỗng, trứng gà chứa cholesterol nhưng ở mức độ thấp hơn, chỉ 186mg. Vì mức độ phổ biến và thành phần dinh dưỡng tương đối cân bằng so với trứng ngỗng, các bác sĩ đánh giá trứng gà là lựa chọn khá lý tưởng cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng gà cũng không tốt vì mẹ sẽ bị thừa chất béo và cholesterol.
Bà bầu có thể ăn trứng vịt?
Ít phổ biến hơn hai lựa chọn đầu tiên nhưng trứng vịt cũng có thể là lựa chọn tốt nếu mẹ muốn đổi khẩu vị. Trứng vịt cung cấp khoảng 130 calories và 9 g protein chất lượng cao mà cơ thể có thể sử dụng để tăng cường sức đề kháng và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, trứng vịt cũng chứa các dưỡng chất như chất béo (9,6 g), sắt (2,7 g), selenium (25,5 mg), canxi, phốt pho, vitamin B12. Tuy nhiên, cũng như trứng ngỗng, lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao (619 mg, gấp đôi lượng khuyến nghị hàng ngày). Vì vậy, khi ăn trứng vịt mẹ cũng nên chú ý giới hạn về số lượng.
Trứng cút: Có gì trong lớp vỏ lốm đốm?
Trứng cút có kích thước khá nhỏ so với các loại trứng ở trên, nên đến 5 quả trứng cút mới cung cấp được lượng 71 calories tương đương với 1 quả trứng gà. Số lượng trứng cút này sẽ mang lại cho mẹ bầu 6 g protein, 5 g chất béo, trong đó có 1,6 g là chất béo bão hòa. Chỉ với 5 trái trứng cút, mẹ đã dung nạp thêm khoảng 380 mg cholesterol, vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày. Trứng cút cũng cung cấp những chất dinh dưỡng khác như vitamin A, selenium, choline nên nhìn chung đây vẫn là một lựa chọn tốt.
Dù khác nhau về kích thước, thành phần cơ bản của các loại trứng đều khá tương đồng và mẹ có thể luân chuyển giữa các loại trứng để ăn cho đỡ ngán
Như vậy, qua những so sánh kể trên thì mẹ cũng dễ nhận ra rằng trứng gà là một lựa chọn ưu tú nhất. Nhưng cũng như bất kỳ một loại thực phẩm nào, việc ăn quá nhiều một món không chỉ gây ngán mà còn khiến các mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Dù có ăn trứng hay không, mẹ bầu vẫn cần phải hướng đến chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ, chất khoáng và các vitamin, có như thế thì thai nhi mới phát triển khỏe mạnh. Một lưu ý quan trọng mà các mẹ cần nhớ khi ăn trứng, đó là trứng cần được nấu chín kỹ để tiêu diệt các loại vi khuẩn nguy hiểm và nên tránh tiếp xúc trực tiếp với quả trứng còn sống.
>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…