6 năm về trước, tỉnh Fukushima, Nhật Bản đã hứng chịu đủ nỗi kinh hoàng từ động đất, sóng thần cho đến thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi. Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ cùng lệnh cấm của chính quyền địa phương, nhiếp ảnh gia Keow Wee Loong đã quyết tâm “đột nhập” vào thành phố Fukushima để tìm hiểu xem sau bao năm bị cô lập, nơi này đã thay đổi thế nào.
▼ 14h46 ngày 11/3/2011, một trận động đất 9 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi Nhật Bản. 15h55 cùng ngày, sóng thần bắt đầu tấn công bờ biển Đông Bắc nước này, kéo theo đó là thảm họa thứ ba, nhiều lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima tan chảy và nổ ở 1 lò hạt nhân. Đây là vụ nổ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới kể từ sau thảm họa tại nhà máy Chernobyl xảy ra vào 1/4 thế kỷ trước.
▼ Cư dân trong bán kính 30 km quanh nhà máy đã được kêu gọi di tản. Kể từ đó đến nay, thành phố này là nơi “bất khả xâm phạm”, những ngôi làng, thị trấn giờ đây mang dáng vẻ hoang tàn, ma quái. Một nhiếp ảnh gia người Malaysia có tên Keow Wee Loong đã quyết định đột nhập vào thành phố Fukushima. Anh muốn biết 6 năm trôi qua, nơi đây đã thay đổi như thế nào.
Anh chia sẻ mình cảm thấy khá lo lắng và hồi hộp khi có thể 1 mình bước vào thị trấn ma quái này, có thể tự do khám phá từng căn nhà, từng cửa hàng mua sắm…
Dưới đây là những hình ảnh mà anh chụp lại được.
▼ Một hàng rào chắn chặn đường tới nhà máy hạt nhân Fukushima. Đèn giao thông vẫn hoạt động nhưng không có xe cộ trên đường.
▼ Nhà ga xe lửa thị trấn Namie vắng tanh. Nơi đây một thời nhộn nhịp nay đã thành nơi hoang vắng. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng “bóng ma” hạt nhân còn đó nên người dân chưa thể quay về.
▼ Siêu thị tiện lợi phá sản
▼ Keow Wee Loong đã liều lĩnh “đột nhập” vào bên trong thành phố bằng cách lẻn qua các hàng rào chắn để tận mắt chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của thảm họa kép tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua.
▼ Những con hẻm yên ắng đến lạ thường. Đèn đường vẫn bật màu đỏ như ngăn cấm bất kỳ ai tiến vào sâu thêm nữa.
▼ Cửa hàng bị bụi bao phủ.
▼ Một siêu thị bỏ hoang ở Tomioka và những chiếc xe không bao giờ được tiếp tục sử dụng.
▼ Trong siêu thị vẫn còn rất nhiều hàng hóa.
▼ Các cửa hàng tạp hóa giờ đây là nơi cung cấp thức ăn cho rất nhiều động vật nhỏ và côn trùng.
▼ Những bức ảnh được chụp lại là những hình ảnh chưa từng có trước đây ở Fukushima kể từ năm 2011.
▼ Một cửa hàng băng đĩa bỏ hoang với tấm poster của bộ phim được phát hành năm 2011.
▼ Những đĩa nhạc vẫn còn nguyên trên kệ.
▼ Khi thảm họa xảy ra, người dân đã vội vã di tản mà không mang theo bất cứ thứ gì, đó là quần áo còn đang giặt dở, những đồng Yên Nhật còn vương vãi trên sàn.
▼ Thời gian ở đây như ngừng trôi.
▼ Bước chân đưa anh tới tiệm đóng giày giờ chỉ còn “dấu chân người xưa”.
▼ Một máy chơi game còn chưa kịp mở hộp trong một ngôi nhà hoang.
▼ Bầu trời trong xanh nhưng chứa đầy chất độc phóng xạ.
▼ Đi bộ trong thành phố Fukushima trống rỗng, không người, không âm thanh, anh mới thực sự hiểu được nỗi mất mát mà thảm họa này mang lại.
Cuối cùng Keow Wee Loong nói: “Hôm nay bạn có thể không quan tâm tới những thiệt hại mà vụ nổ hạt nhân Fukushima gây ra, có lẽ vì nó không xảy ra ở nhà bạn. Nhưng, nếu một ngày, không may chính bạn, hay người thân của bạn gặp phải điều ấy, liệu bạn có đau lòng, có xót xa… “
Video: Lở đất kinh hoàng
Hải Yến (TH)
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…