Categories: Thuốc

Ăn uống chữa táo bón sau sinh

Rất nhiều sản phụ sau khi sinh thường bị táo bón. Chị em thường có biểu hiện âm hư hoả vượng: sắc mặt không tươi nhuận, hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý không bình thường. Nguyên nhân gây bệnh là do bị mất máu nhiều sau khi sinh,

Rất nhiều sản phụ sau khi sinh thường bị táo bón. Chị em thường có biểu hiện âm hư hoả vượng: sắc mặt không tươi nhuận, hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý không bình thường. Nguyên nhân gây bệnh là do bị mất máu nhiều sau khi sinh, khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch suy hao ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột, phân bị khô gây nên táo bón; bên cạnh đó là do tập quán kiêng khem ăn uống quá mức, ăn ít chất xơ cũng gây táo bón. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, nước uống giúp vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chữa được chứng bệnh này để chị em tham khảo.

Cháo vừng đen: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Vừng đen, gạo xay nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho gạo, vừng đen vào nồi cùng với 250ml nước đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng, tất cả cho vào nồi thêm 300ml nước, đun cho khoai nhừ, quấy đều cho thành cháo, thêm đường đỏ, đun tiếp đến khi sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Theo dõi nếu thấy đại tiện ngày 1 lần là được, ngừng ăn cháo.

Cháo khoai.

Cháo bầu dục lợn: Bầu dục lợn 1 đôi (250g), gạo ngon 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Bầu dục làm sạch thái vừa miếng ướp mắm muối, nghệ sau 10 phút kẹp nướng trên than hồng cho tới chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi thêm 250ml nước, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bầu dục vào, đun tiếp đến khi cháo sôi lại khoảng 10 phút là được. Ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 2 – 3 ngày.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, cuộng rau bắp cải 100g, gạo ngon 100g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch, mài nhỏ hay nạo thành sợi. Cuộng bắp cải rửa sạch thái nhỏ. Gạo ngon xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho bột gạo vào nồi thêm 250ml nước, đun nhỏ lửa, cháo sôi cho cà rốt, cuộng bắp cải vào quấy đều đến khi cháo sôi lại, cho thịt lợn vào đun tiếp một lúc là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày. Gà hấp khoai tây: Gà 1 con nhỏ (300g), khoai tây 100g, nghệ đen 10g, cà rốt 50g, gừng tươi 3g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Khoai tây bỏ vỏ rửa sạch. Cà rốt, gừng, nghệ đen đều mài nhỏ, trộn đều với bột ngọt, bột gia vị. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, chân, đầu. Cho khoai lang, cà rốt, nghệ, gừng vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Khi gà chín, cho sản phụ ăn nóng lúc đói, ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Gà hấp táo tàu: Gà 1 con nhỏ (300g), táo tàu 5 quả, vừng đen 50g, nghệ đen 10g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, cho vừng đen, táo tàu, nghệ đen, bột ngọt, bột gia vị vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 ngày.

Chè chuối tiêu: Chuối tiêu 3 quả, đường trắng 30g. Chuối tiêu chọn quả chín, bỏ vỏ cho vào đánh nhừ như kem, thêm 200ml nước quấy đều, đun trên lửa nhỏ, chè sôi cho đường trắng vào đun tiếp, đường tan hết là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Chè mật ong: mật ong 30g, vừng đen 100g, gừng tươi 3g. Vừng đen, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun trên lửa nhỏ, khi chín cho mật ong vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Chè đu đủ: Đu đủ chín 300g, đường trắng 30g. Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, xay nhỏ, cho đường trắng vào đánh cho tan đều, đun lửa nhỏ đến khi chè sôi là được. Ngày ăn 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Chè khoai sọ: Khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm 150ml nước đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Cao dầu vừng: Dầu vừng 100g, mật ong 200g, gạo nếp 100g. Dầu vừng và mật ong cho lẫn vào với nhau quấy đều đun lửa nhỏ. Gạo nếp xay thành bột. Khi dầu vừng sôi thì cho bột gạo nếp vào quấy đều, bột gạo chín là được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g pha với nước sôi uống.

Nước hạt tía tô: Hạt tía tô 10g, hoa vừng đen 15g. Hạt tía tô, hoa vừng đen rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống 2 – 3 ngày.

Để phòng bệnh, chị em nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm có chất xơ như rau tươi, quả chín…; không nên ăn các chất quá cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, thuốc lá…

Lương y Đình Thuấn

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago