Categories: Tin tức

Ăn quá 3 bát cơm 1 ngày là tự đẩy mình vào CỬA TỬ, thậm chí mù lòa và suy thận, bác sĩ tiết lộ sự thật khiến ai cũng hoang mang

Người Việt chúng ta trước giờ vẫn hay quan niệm ‘ăn cơm chắc bụng’ hay ‘không gì bổ bằng cơm nếp’. Thế nhưng, chắc nhiều người sẽ phải ngã ngửa khi biết cơm chính là hung thủ gây ra bệnh đái tháo đường nhiều nhất.

Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga. Theo đó, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm. Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.

Theo GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính và đang có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong những năm gần đây không chỉ ở Việt Nam. Nguyên nhân chính được xác định là do hàm lượng đường rất cao trong cơm trắng.

Trong cơm trắng có lượng đường rất cao.

Nếu ăn thường xuyên và lười vận động, rất có thể gây ra tình trạng mù lòa, suy thận hoặc nhiễm trùng chân tay. Thống kê, cứ 24 giờ trôi qua có 3600 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, gây ra cái chết của 580 người, 225 người bị cắt đoạn chí, 120 người suy thận và 55 người bị mù lòa. Cứ 1 năm có đến 3,2 triệu người chết liên quan tới căn bệnh này và biến chứng, tương đương số người chết vì nhiễm HIV. Tỉ lệ này đặc biệt cao tại các nước lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính như Việt Nam.

Tỉ lệ người bị bệnh suy thận, đái tháo đường ngày càng cao ở Việt Nam.

Ăn cơm mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Từ lâu, gạo đã trở thành nguồn lương thực bắt buộc phải có trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 lượng gạo lớn mà không có các phương án luyện tập sẽ rất dễ gây ra tình trạng béo phì và đái tháo đường. Không phải nói vậy là chúng ta phải bỏ ăn cơm. Theo GS Quang, chúng ta nên ăn uống có kế hoạch tập luyện để đào thải lượng đường trong máu hoặc hạn chế tối thiểu việc ăn cơm trắng.

Nếu mỗi ngày ăn quá 3 chén cơm có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể, có nguy cơ gây đái tháo đường.

Ngoài ra, chúng ta nên tăng cường ăn rau và trái cây không chứa nhiều vị ngọt. Bởi chúng cung cấp chất khoáng, chất xơ cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, đồng thời làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, cho dù ăn tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn chặn lượng đường hấp thu vào máu.

Để giữ gìn cân nặng và sức khỏe, tốt nhất là không nên ăn quá 3 chén cơm 1 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi gạo trắng thành gạo lứt. Bởi gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ để phòng tránh bệnh đái tháo đường một cách tốt nhất.

Video: Cách làm món vó bò luộc chấm tương gừng cực ngon! ?

Theo Thethaovaxahoi.vn

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

12 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago