Trả lời xung quanh thắc mắc về món khoái khẩu này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ: “Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn. Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao.Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó”.
Còn bác sĩ Cao Thị Thanh Hương – Trưởng phòng khám Đông y, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho hay, chân gà có tác dụng bổ xương cốt. Trước quan niệm ăn chân gà làm run tay được nhiều người truyền tai nhau từ trước đến nay, vị chuyên gia khẳng định đây là chỉ là ngộ nhận sai lầm. Run tay là bệnh lý của cơ thể có nguồn gốc từ hệ thần kinh, không liên quan tới món ăn này.
“Những người bị run tay, gân xương yếu, có thể lấy chân gà hầm với đậu đen bằng nồi đất, thêm tiêu, hành, mắm muối ăn rất tốt”, bác sĩ Hương bật mí.
Khi nào chân gà thành chất độc?
PGS Nguyễn Duy Thịnh cho hay bản thân chân gà không có hại nếu đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Khác thịt, chân gà nếu muốn đưa ra thị trường cần phải được dồn thành số lượng lớn. Nếu quá trình bảo quản không đảm bảo, chúng rất dễ bị thối. Khi bị ươn, thối, các vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển và tiết ra các độc tố. Ở nhiệt độ cao, vi sinh vật có thể bị tiêu diệt hoàn toàn song độc tố không hề biến mất. Đó là chưa kể khi xử lý mùi, các nhà hàng, quán ăn còn sử dụng các hóa chất độc hại, các hóa chất này dễ gây nên các bệnh mãn tính và phá hủy các bộ phận trong cơ thể như gan, thận…”, PGS Thịnh nhấn mạnh.
Riêng về món chân gà nướng được bán nhiều tại các vỉa hè, đặc biệt vào mùa lạnh, PGS Thịnh khuyến cáo không nên ăn. Thứ nhất, do người ăn khó nhận biết được mùi hôi thối bởi chân gà được chiên rán ở nhiệt độ cao trở thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn.Thứ hai, từ lâu, các nước phương Tây đã kêu gọi đưa món nướng ra khỏi thực đơn do quá trình thực phẩm được nướng chín cháy, phân hủy thành chất độc gây ung thư.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA) có thể gây ung thư. Trường hợp nướng thịt trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin hay creatinin trong thực phẩm sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng.
Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc, từ đây chất độc đó xuống ruột, gây nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại AHA khác cũng có thể được hình thành do sự phân hủy các axít amin. Các AHA này bám ở những chỗ thịt bị cháy. Ănchỗ thịt bị cháy rất nguy hiểm”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Do đó, chuyên gia này khuyến cáo người dân không nên ăn chân gà nướng và ăn tại các quán cóc, vỉa hè. Chỉ nên ăn khi làm thịt gà hoặc mua tại các cơ sở uy tín.
Hà Quyên
Nguồn: zing
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…