Categories: Dinh dưỡng

Ăn 1 bánh Trung thu phải nhịn 3 bát cơm

Bánh Trung thu rất ngọt và béo. 1 chiếc bánh nhân thập cẩm chứa lượng kcal bằng 3 bát cơm và 1,5 lần bát phở.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, vỏ và nhân bánh Trung thu chứa rất nhiều đường và chất béo. Một chiếc bánh thập cẩm loại 176gr 2 trứng cung cấp 600 – 800 kcal, loại 4 trứng cung cấp gần 1.000 kcal. Trong đó lượng glucid và bột luôn chiếm trên 80%.

“Lượng kcal này tương đương với 1 bữa ăn chính, thông thường từ 600 – 800 kcal và bằng 1,5 lần bát phở bò. Do đó, nếu muốn ăn bánh mà không lo béo phì thì nên ăn chừng mực hoặc cắt bớt cơm đi”, PGS Lâm chia sẻ.

Đặc biệt với những người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tổng năng lượng hàng ngày, PGS Lâm khuyên các bệnh nhân chỉ nên ăn 1/4 – 1/8 bánh. Tối ưu nhất nên chọn bánh Trung thu dành riêng cho người đái tháo đường, sử dụng đường không sinh năng lượng.

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích thêm, trong 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam, cung cấp 566 kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid; 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176gr cung cấp 648 kcal.

Còn trong 1 cái bánh nướng 176gr thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18gr đạm, 31,5gr lipid và 87,5gr glucid; 1 bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176gr cung cấp 648 kcal, 19,5gr protid, 27,5gr lipid, 80,6gr glucid.

Lượng bột đường có trong 1 chiếc bánh dẻo hoặc nướng bằng 2 – 3 bát cơm. Chủ yếu đường ở dạng hấp thu nhanh, là nguyên nhân khiến đường huyết trong cơ thể tăng nhanh.

Do đó, nếu trẻ em ăn quá nhiều, ngoài thừa cân còn có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, gây đái tháo đường. Với trẻ biếng ăn, nếu ăn nhiều bánh lúc đói sẽ làm mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, khiến trẻ chán ăn, gây suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, bánh Trung thu chứa nhiều chất béo, chủ yếu từ thịt mỡ, chưa kể chất béo từ hạt dưa, hạt điều, vừng… Lượng chất béo này bằng 1- 2 lần chất béo trong 1 bát phở bò, phở gà.

“Việc chứa quá nhiều đường và chất béo là mối nguy lớn với trẻ thừa cân, béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, mỡ máu, mạch vành, tăng huyết áp..”, BS Tiến cảnh báo.

Để cân bằng dinh dưỡng, BS Tiến khuyến cáo với trẻ bình thường chỉ nên ăn 1/8 chiếc bánh sau ăn, người béo phì muốn ăn bánh phải cắt bớt khẩu phần trong ngày. Nếu ăn 1/2 bánh, phải cắt 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời phải ăn nhiều rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.

Nếu không giảm ăn thì cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

Khi ăn bánh Trung thu, nên uống cùng trà xanh sẽ giúp việc tiêu hóa và phân giải chất béo tốt hơn do có chứa acid acetic.

Theo T.Hạnh (Vietnamnet)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

1 day ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

1 day ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

2 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

3 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

3 days ago

Tập thể dục giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột như nào

Các nhà nghiên cứu cho biết họ nhận thấy những thay đổi trong hệ vi…

4 days ago