Nếu bạn là nữ, có bao giờ bạn thử mặc áo sơ mi nam và phát hiện khi đóng cúc áo có điều gì đó ngượng tay không? Bởi áo sơ mi của nam và nữ có hàng cúc được đính ngược nhau, cúc áo của phụ nữ được đặt ở bên trái, trong khi nam giới là bên phải. Tại sao vậy?
Rất nhiều cư dân mạng tò mò: Có phải đó là ý tưởng chợt nảy ra của các nhà thiết kế hay là cách để nhấn mạnh sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ?
Thực tế, phía sau những hàng cúc dường như vô tri vô giác này lại là một câu chuyện thú vị.
Cúc áo của phụ nữ được đặt ở bên trái, trong khi nam giới là bên phải
Sự khác nhau giữa áo sơ mi nam và nữ bắt nguồn kể từ khi những chiếc cúc áo được tạo ra vào khoảng thế kỷ 19. Thời điểm đó, chỉ những quý bà giàu có mới được sở hữu những chiếc áo đính cúc quý giá. Phụ nữ thượng lưu thường để người giúp việc mặc quần áo cho họ, vì vậy nút áo bên trái sẽ giúp người giúp việc thuận tay hơn.
Tiểu thư đài các ngày xưa không tự mặc đồ
Tuy nhiên còn có một danh sách các lý do khách quan khác có thể đáp ứng sự tò mò của bạn.
1. Cho con bú
Một giả thuyết cho rằng, hầu hết mọi người thuận tay phải và phụ nữ thường giữ em bé trong vòng tay trái, vì vậy đặt nút bên trái sẽ làm cho việc mở cúc áo cho con bú dễ hơn.
2. Cưỡi ngựa
Phụ nữ có truyền thống cưỡi ngựa đặt 2 chân bên phải yên ngựa, nút áo bên trái giúp giảm gió lùa vào ngực trong lúc cưỡi ngựa.
3. Mọi người muốn bắt chước quần áo của người giàu
Để thêm vào lý do thứ 3, người ta tin rằng mọi người muốn mặc quần áo có nút (từng được coi là vật dụng đắt tiền) ở bên trái để sao chép quần áo của phụ nữ giàu có.
4. Vì đàn ông phải mang theo vũ khí
Nút áo của đàn ông bên phải vì họ phải cầm vũ khí tay phải và dùng tay trái để mở nút áo. Phụ nữ thì không cần như vậy. Lý thuyết này cũng có thể liên hệ tới giai đoạn lịch sử khi đàn ông săn bắt còn phụ nữ hái lượm. Người đàn ông chuyên săn bắt phải kéo vũ khí từ trái sang phải. Nếu cài quần áo từ phải sang trái sẽ cản trở di chuyển.
5. Vì Napoleon
Trong tất cả các bức chân dung của mình, Napoleon đều đặt tay phải của ông vào trong áo khoác và đó là một dấu hiệu chứng tỏ một người thuộc tầng lớp quý tộc vào thời đó. Bởi vì Napoleon cảm thấy đàn ông thì cao quý hơn và ông không chịu được nếu thấy phụ nữ cũng “tạo dáng” như vậy nên đã yêu cầu nút áo của phụ nữ phải được đơm ở phía đối diện.
Có rất nhiều giả thuyết về vị trí hàng cúc áo. Nhưng tại sao truyền thống này lại kéo dài đến thời hiện đại? Câu trả lời cũng giống như lý do tại sao hầu hết mọi người vẫn đang gõ trên bàn phím QWERTY: Đó là thói quen. Không có lý do thực sự nào giải thích cho việc tại sao các nút áo không đổi vị trí, nó chỉ đơn giản là không ai buồn thay đổi một truyền thống mà chỉ có vài người để ý hoặc phàn nàn về nó.
Video: Màn thay trang phục cực nhanh
Hải Yến (TH)
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…