Cùng điểm qua các bộ phim đã “làm mưa làm gió” gắn liên với tuổi thơ khiến thế hệ 8x, đầu 9x không thể nào quên.
1. Phía trước là bầu trời
Phía trước là bầu trời là một bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, ra mắt lần đầu năm 2001 trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật. Nhân vật trong phim có Nguyệt, Thương và Nhung, ba cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp đại học ở trong một xóm trọ sinh viên. Những bộ hồ sơ xin việc và những buổi đi tìm việc chiếm hết thời gian của họ. Nhung xin vào làm báo cho một tòa soạn, Thương làm việc trong nhà hàng còn Nguyệt vì có người yêu đàng hoàng nên xin được việc tốt hơn. Ba cô gái với ba cá tính khác nhau sống chung một nhà. Hàng ngày họ phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền. Trong khu trọ cũng có nhiều sinh viên, mỗi người một hoàn cảnh, một mảnh đời khác nhau như một xã hội thu nhỏ với đủ buồn vui.
2. Những ngọn nến trong đêm
Những ngọn nến trong đêm là một bộ phim truyền hình tâm lý, tình cảm mang tính chất người mẫu của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt lần đầu năm 2002.
Thanh Trúc là cô gái đam mê thiết kế thời trang (về sau cô còn là kiêm người mẫu, diễn viên) nhưng liên tiếp gặp phải những khó khăn từ cuộc sống gia đình đến tình yêu. Có những lúc tưởng chừng như Trúc đã đánh mất tất cả danh vọng khi nghiện ngập (như bị nghiện ma túy, mất đi người thân yêu, chồng con) nhưng cuối cùng cô đã vượt qua được.
3. Đất phương Nam
Đất phương Nam là một bộ phim truyền hình Việt Nam chuyển thể từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là bộ phim được xem là thử nghiệm thành công nhất của hãng trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập, là một trong những phim truyền hình chuyển thể thành công từ tác phẩm văn học.
Phim lấy bối cảnh Nam Bộ trong thời kỳ thực dân Pháp. Bộ phim là một câu chuyện về cuộc sống của những con người dân quê bình dị trong thời cuộc loạn lạc.
Do nghịch cảnh mất mẹ, cậu bé An trôi dạt tha phương trên bước đường đi tìm cha. Lưu lạc về phương Nam, An gặp những cảnh đời ngang trái, những mảnh đời lầm than. Giữa đất trời mênh mông nhưng các người nông dân phải chịu cảnh mất đất đai; được mùa nhưng không giữ được vật phẩm. Hoàn cảnh đã đưa đẩy họ trở thành những người nông dân khởi nghĩa. Tuy ba chìm bảy nổi giữa dòng đời, An vẫn luôn sống trong lòng nhân ái, đùm bọc của đồng bào. Đó là nguồn động lực đưa cậu vượt qua những khó khăn gian khó.
Bộ phim khắc họa những chi tiết nhỏ và đặc sắc về từng mảnh đời và số phận người dân, bao gồm cảnh cô bé chờ mẹ vào từng đêm trăng rằm, cảnh cô đào hát vở Võ Đông Sơ-Bạch Thu Hà rồi tự tử, cảnh hạnh phúc ngắn ngủi của gia đình Mười Chức, cảnh một ngọn lửa đôi đèn tân hôn tắt báo hiệu điềm không lành cho sự hi sinh sắp tới của cô dâu Út Trọng,…
4. Người thổi tù và hàng tổng
Người thổi tù và hàng tổng là một bộ phim tâm lý xã hội, có phần hài hước của đạo diễn Phi Tiến Sơn, ra mắt năm 2001. Bộ phim là tập hợp những câu chuyện bi hài xảy ra đối với trưởng thôn Kiên (Quốc Tuấn) và mọi khó khăn anh vấp phải trong việc xây dựng, quản lý xóm làng.
5. Kính vạn hoa
Phim kể về những chuyện vui buồn trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa. Những nhân vật chính là Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long cùng các nhân vật khác.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai, khi những vấn đề xoay quanh trong phim là những tình huống vô cùng bi hài mà các nhân vật gặp phải, là những kỉ niệm thời học sinh áo trắng đến trường mà ai cũng từng trải qua.
6. Đội đặc nhiệm nhà C21
Đội đặc nhiệm nhà C21 là bộ phim truyền hình dài 9 tập của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt lần đầu tiên trong chương trình Văn nghệ chủ nhật vào năm 1998 và từng gắn bó với thế hệ trẻ Việt Nam thời đó.
Bộ phim nói về 5 người bạn học cùng lớp có chung một niềm đam mê phá án, đó là “Minh tổ cú”, “Sơn sọ”, “Sáng béo”, “Tùng quắt”, “Quang sọt”. Chính vì vậy họ đã tập hợp lại với nhau và thành lập một nhóm đặc nhiệm mang tên Nhóm đặc nhiệm nhà C21. Dù chỉ là những cậu học sinh cấp hai, những bằng sự thông minh, nhanh trí, có tài phán đoán, họ đã phá được những vụ án quan trọng và phần nào mang lại sự bình yên cho khu tập thể và trường học. Trong quá trình hoạt động, nhóm đã kết nạp thêm hai cô bạn đáng yêu và thông minh, đó là “Hạnh tăm tre” và “Tuyết mèo con”. Vì vậy, nhóm đổi tên thành “Đội đặc nhiệm nhà C21”.
7. Chuyện nhà Mộc
Chuyện nhà Mộc là một bộ phim tâm lý, có phần khôi hài của đạo diễn Trần Lực, ra mắt lần đầu năm 1998.
Thấy đời sống của mình quá khổ cực, ông Mộc (Hải Điệp) bằng mọi giá muốn cho Mai (Như Trang) thi vào đại học, với hi vọng con gái mình nhờ vào mảnh bằng đó mà sau này khá hơn, cho nên ông không thích Cường (Xuân Bắc) ve vãn con gái mình. Trong khi đó mẹ Mai (Nguyễn Hòa) thì nghĩ con gái không cần học thêm nữa mà chỉ muốn Mai sớm lấy chồng.
8. Của để dành
Được sản xuất năm 1997. Bộ phim khai thác và ca ngợi tình mẫu tử sâu sắc. Phim xoay quanh gia đình bà Vi và ba đứa con lớn của bà là Thanh, Tiến và Thư. Do bà Vi thường xuyên bệnh tật nên cần người chăm sóc nhưng cả ba đứa con của bà do quá bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc bà mẹ. Vì vậy, ba đứa con đã quyết định tìm người giúp việc cho mẹ, nhưng tất cả đều đã không ở lại giúp việc được lâu. Thất vọng vì ba đứa con của bà, bà đã quyết định bỏ đi. Chỉ khi ấy, ba người con mới nhận ra bà Vi quan trọng thế nào. Vì thế họ đã lo lắng và sốt sắng đi tìm mẹ mình.
Video: Phim Đất phương Nam
Theo Ohay tv
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…