Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Dung, Nguyên Trưởng khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai), số bệnh nhân suy giảm chức năng thận tới bệnh viện điều trị tại khoa ngày càng tăng. Qua thực tế, chuyên gia khuyến cáo 6 sai lầm thường gặp của các bệnh nhân đang khiến các bệnh lý về thận tăng, đặc biệt là suy thận.
Các bệnh nhân đang được lọc máu tại khoa Thận Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:Mai Thanh.
Người Việt vẫn có thói quen dùng thuốc theo cách truyền miệng, bất chấp có gây độc cho cơ thể hay không. Đồng thời, họ cho rằng dùng thuốc lá, thảo dược, thuốc nam điều trị bệnh sẽ không gây hại như thuốc tây.
Để chống mốc, mối mọt, các loại thảo dược thường được bảo quản bằng các hóa chất. Những chất này khi uống vào có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
Người uống thuốc lá kéo dài độc tố tích lũy trong cơ thể sẽ làm tổn thương suy giảm chức năng thận.
Nhiều người, đặc biệt trẻ nhỏ, đã vội dùng kháng sinh loại nặng khi bị hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Thói quen dùng kháng sinh bừa bãi này rất nguy hiểm bởi chúng có tác hại lớn cho thận và nguy cơ suy thận có thể xảy ra trong tương lai gần.
Lạm dụng dùng thực phẩm chức năng làm đẹp, giảm béo, điều trị bệnh lý, gây ảnh hưởng đến chức thận. Đặc biệt, các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Rất nhiều sản phẩm chức năng bán trôi nổi trên thị trường có pha trộn thêm thành phần thuốc biệt dược. Sử dụng các thực phẩm kéo dài tạo gánh nặng cho thận.
Chị em phụ nữ cần cẩn trọng với các sản phẩm được quảng cáo “trắng da siêu tốc”. Các loại mỹ phẩm được gắn mắc thảo dược này thường được trộn thêm thành phần tẩy trắng mạnh, khi sử dụng sẽ nguy cơ bị dị ứng rất cao. Dị ứng da ở mức độ nặng có thể gây sốc phản vệ từ đó dẫn tới suy thận cấp, thậm chí tử vong.
Trong dân gian vẫn tồn tại quan niệm ngâm rượu thuốc uống để bồi bổ cơ thể mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương, sinh tinh lực. Các loại rượu thuốc ngâm từ động vật, cỏ cây, côn trùng… hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào chứng minh tốt cho sức khỏe. Những loại rượu này có thể chứa chất độc mà người dùng không biết.
Ngộ độc rượu thuốc có thể bị vô niệu hoàn toàn do hoại tử ống thận cấp và cuối cùng là suy thận.
Chế độ ăn không cân đối như nhiều chất béo ít rau xanh gây ra các bệnh lý thừa cân, béo phì, tiểu đường. Biến chứng của các bệnh lý trên có thể gây ra suy thận. Thói quen ăn uống mất vệ sinh thực phẩm cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận cấp.
Bên cạnh đó, việc dùng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt đóng hộp, dăm bông, hun khói, có chứa các chất bảo quản cũng gây ảnh hưởng tới chức năng thận.
Theo bác sĩ Dung, ngoài nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt, ăn uống, suy thận còn liên quan tới yếu tố bệnh lý. Người có bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp, viêm mạch, u nang thận, đều có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Bộ phận này có thể bị tổn thương mạn tính sau khi ốm nặng, do biến chứng phẫu thuật hoặc một cơn nhồi máu cơ tim…
Phạm Loan
Nguồn: Zing
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…