Categories: Tin tức

6 lí do khiến móng chân bạn tím đen như quả mận

Bạn có để ý gần đây móng chân mình chuyển sang màu đen hoặc hơi đen không? Đó không chỉ là vấn đề thời trang khi bạn không thể mang những đôi giày hở ngón, mà đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Móng chân đen là hiện tượng bất thường. Nhiều người khịt mũi cho rằng chuyện nhỏ như cái… móng chân mà cũng phải lăn tăn làm chi. Chuyện sẽ không còn nhỏ nếu bạn biết được đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

1. Tổn thương liên tục

Nếu bạn thường xuyên chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao đòi hỏi phải đặt rất nhiều áp lực lên ngón chân, vậy thì hiện tượng cục máu đông có thể hình thành, khiến móng chân sẫm màu. Những chiếc giày không hợp cỡ cũng khiến hiện tượng này thêm trầm trọng. Trong trường hợp nhẹ, bạn không cần can thiệp các biện pháp y tế mà chỉ đơn giản để cơ thể tự xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, móng chân có thể bị bật nếu không hạn chế vận động.

Thường xuyên gây áp lực lên ngón chân có thể khiến móng đổi màu và bật móng.

2. Tụ máu dưới móng

Nếu bạn làm rơi vật nặng xuống chân mà không có biện pháp đánh tan máu bầm, thì máu có thể tụ dưới móng chân.

3. Nhiễm nấm móng

Vấn đề vệ sinh và môi trường ẩm ướt có thể khiến nấm sinh trưởng dưới móng, khiến móng có màu đen và còn bốc mùi. Thông thường, thuốc uống và điều trị laser là hai biện pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề này.

4. Ung thư da

Một số loại tế bào ung thư da có thể phát triển bất thường và chậm chạp dưới móng chân, khiến chúng tối màu. Các chuyên gia y khoa tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering (Mỹ) cho biết, nếu phát hiện móng chân chuyển màu một cách chậm chạp mà bạn không gặp chấn thương hay đau đớn gì, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa. Ung thư da ác tính được liệt vào một trong những căn bệnh chết người nhưng hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời.

Móng thâm đen còn là dấu hiệu của ung thư da.

5. Mất cân bằng hóc-môn

Sự thay đổi hóc-môn có thể làm tăng số lượng tế bào sắc tố melanin ở một số bộ phận cơ thể, bao gồm cả phần da dưới móng chân, khiến nó sẫm màu. Thông thường, sự đổi màu này diễn ra tương xứng ở cả hai bên ngón chân hoặc tay và chúng sở hữu màu sắc cũng như hình dáng tương tự nhau. Đây cũng là đặc điểm rõ rệt nhất giúp phân biệt chúng với những khối u ác tính, vốn chỉ phát triển ở một bên móng.

6. Bệnh phổi

Móng chân đen còn là dấu hiệu của rối loạn phổi, đặc biệt ở người hút thuốc kinh niên.

Theo thethaovanhoa

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 day ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

1 day ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

1 day ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago