1. Tư thế co gối lên ngực
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên thảm, co chân lên, đặt lòng bàn tay lên đầu gối rồi co về phía ngực khi hít vào, thả tay khi thở ra. Động tác này giúp kích thích dạ dày co bóp sau khi ăn.
2. Tư thế ngồi vặn mình
Cách thực hiện: Ngồi thẳng, chân duỗi ra phía trước. Co chân trái và xoay mình sang cùng bên, tay chạm đầu gối, đổi chân và lặp lại. Động tác này giúp truyền máu đến cơ quan tiêu hóa.
3. Tư thế cái ghế
Cách thực hiện: Chân đứng rộng bằng hông, ngón chân bấm chặt xuống thảm. Từ từ chùng gối, hạ hông về phía sau như đang ngồi trên một chiếc ghế. Đưa hai cánh tay lên trên, giữ ngực cao và tay không chạm tai. Động tác này giúp kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
4. Tư thế đi gập gối
Cách thực hiện:Đứng trên thảm, chân trái bước dài về phía sau. Hạ đầu gối phải xuống, hai tay đưa ra sau nắm chặt, ngực mở. Thả tay rồi quay về vị trí ban đầu sau đó đổi bên và lặp lại. Động tác này giúp kéo dãn dạ dày, cải thiện chứngkhó tiêu và táo bón.
5. Tư thế cây cầu
Cách thực hiện:Nằm ngửa, co đầu gối, giữ hai bàn chân trên mặt sàn và cách nhau một khoảng rộng bằng hông. Dồn trọng lực vào gót chân rồi từ từ nâng hông, hai tay nắm chặt đặt dưới cơ thể nhằm tạo đà mở rộng hông. Động tác này giúp mở phần trước của cơ thể và kích kích các cơ quan tiêu hóa.
6. Tư thế đặt chân lên tường
Cách thực hiện:Nằm ngửa đối diện một chiếc ghế bành hoặc bức tường. Đưa chân lên cao và để tay dọc theo cơ thể. Động tác này giúp kích thích lưu thông chất lỏng, hỗ trợ tiêu hóa.
Theo HealthPlus
Nguồn: VietnameNetTV
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…