Trong lịch sử để điều trị bệnh người ta từng áp dụng một số phương pháp phẫu thuật kinh hoàng, có thể khiến người nghe sởn da gà khi chỉ vừa mới nghĩ đến.
Cùng điểm qua 5 phương pháp phẫu thuật dưới đây.
1. Khoan sọ
Một bức tranh của Hieronymous Bosch (nửa sau TK 15, nửa đầu TK 16) có tên “Lấy đi viên đá”. Kỹ thuật phẫu thuật não tiên tiến đã xuất hiện từ thời cổ đại.
Khoan sọ, đúng như tên gọi của nó, là một hình thức phẫu thuật trong đó người ta khoan hay cạo một lỗ trên hộp sọ người bệnh. Con người đã áp dụng biện pháp này từ thời xa xưa. Hiện không thể tìm thấy tư liệu nào giải thích nguyên nhân đằng sau biện pháp này, nhưng một số chuyên gia tin rằng nó nhằm mục đích giải phóng ma quỷ ra khỏi hộp sọ. Tuy nhiên, một số người có thể sống sót nhiều năm sau đó, dựa trên bằng chứng là các hộp sọ cổ đại cho thấy dấu hiệu liền xương sau khi khoan.
Hộp sọ và vết tích lỗ khoan thời cổ đại. (Ảnh: Danielle Kurin)
Tuy rằng các bác sĩ ngày nay không còn khoan lỗ trên hộp sọ bệnh nhân để giải phóng ma quỷ quấy nhiễu, nhưng hiện vẫn ghi nhận trường hợp áp dụng biện pháp này để làm giảm áp suất bên trong hộp sọ (áp lực nội sọ). Lấy ví dụ, một bác sĩ ở Úc đã sử dụng máy khoan điện gia dụng (không phải dụng cụ y tế) để khoan một lỗ trên hộp sọ của một cậu bé 13 tuổi bị ngã xe đạp và đầu đập xuống đất. Nếu không làm vậy, cậu có thể đã chết vì một cục huyết khối (máu đông) hình thành trong não bộ.
2. Phẫu thuật thùy não
Phẫu thuật thùy não là một biện pháp được ứng dụng rộng rãi trong thế kỷ 20, và nó còn ghê rợn hơn cả việc khoan sọ. Trong đó, người tiến hành sẽ dùng một dụng cụ giống dùi nhọn để cắt đứt dây thần kinh liên kết khu vực thùy não trước với phần còn lại của não bộ, nhằm mục đích chữa bệnh tâm thần.
Minh họa phương pháp phẫu thuật thùy não.
Antonio Egas Moniz, một nhà thần kinh học người Bồ Đào Nha, đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1935. Walter Freeman là người mang phương pháp này đến Mỹ. Ông sẽ lái xe vòng quanh để tiến hành điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân. Ông đã dùng một cây dùi thật sự để tiến hành thao tác trong thùy não bệnh nhân, tiếp cận khu vực này với sự hỗ trợ của một cây búa. Bệnh nhân không được gây mê.
Khi nhiều loại thuốc tâm thần mới được phát triển, phương pháp này đã dần dần trở nên ít được ưa chuộng trong thập niên 60. Freeman đã tiến hành hai ca phẫu thuật thùy não cuối cùng vào năm 1967. Một bệnh nhân trong đó đã qua đời 3 ngày sau phẫu thuật.
Walter Freeman và James Watts quan sát một ảnh chụp X-quang trước khi tiến hành một ca ‘phẫu thuật tâm thần’. (Ảnh: Wikipedia)
3. Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang
Người thợ rèn Hà Lan tên là Jan de Doot, đã tự loại bỏ viên sỏi bàng quang của mình. (Ảnh: Wikimedia)
Các tư liệu Hy Lạp, La Mã và Ba Tư cổ đại có đề cập đến một loại hình phẫu thuật loại bỏ sỏi bàng quang. Một dụng cụ phẫu thuật được luồn vào bàng quang thông qua khu vực đáy chậu – vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Thậm chí, người ta còn đưa dụng dụ phẫu thuật vào trực tràng hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), tác động vào khu vực này để hỗ trợ việc lấy sỏi. Đây là một quy trình phẫu thuật cực kỳ đau đớn với tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 50%.
Số ca phẫu thuật lấy sỏi được tiến hành như vậy bắt đầu giảm vào thế kỷ 19, và được thay thế bằng các phương pháp loại bỏ sỏi bàng quang nhân đạo hơn. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe vào thế kỷ 20 cũng giúp giảm thiểu phần nào sỏi bàng quang.
4. Phẫu thuật nâng mũi (loại cổ điển)
Một bệnh nhân tiến hành phẫu thuật nâng mũi bằng phương pháp của Tagliacozzi. (Ảnh: Internet)
Bệnh giang mai xuất hiện ở Ý vào thế kỷ 16. Chứng bệnh này có một triệu chứng gây mất thẩm mỹ bề mặt, gọi là “mũi tẹt hình yên ngựa”, trong đó sóng mũi bị sụp xuống. Thời đó tình trạng biến dạng mũi này được coi là dấu hiệu của tính cách thiếu suy xét hay thận trọng , nên nhiều người mắc phải đã cố gắng che giấu nó.
Một bác sĩ người Ý, tên Gaspare Tagliacozzi, đã phát triển một phương pháp nhằm che giấu tình trạng biến dạng mũi, bằng cách tạo ra một chiếc mũi mới từ bắp tay. Quy trình như sau: Ông sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, sau đó luồn một lưỡi dao bên dưới giữa hai đường cắt, rồi nhét lớp vải vào bên trong. Ông sẽ để lớp vải tại đây trong khoảng 3 tuần, để đảm bảo lớp da làm mũi bên trên không gắn liền trở lại với phần cơ thịt bên dưới..
Ông sẽ cho cắt hai đường song song trên bắp tay bệnh nhân, sau đó luồn một lưỡi dao bên dưới giữa hai đường cắt, rồi nhét lớp vải vào bên trong. (Ảnh: Internet)
Sau đó ông sẽ cắt bỏ một đầu lớp da làm mũi và khâu nó vào chóp mũi người bệnh, và cố định như vậy trong khoảng 2 tuần để phần da cấy ghép được gắn chặt vào mũi. Trong 2 tuần này, bệnh nhân sẽ dùng một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho phần da cấy ghép gắn liền mũi và lớp da trên bắp tay không bị tác động lực. Sau đó, phần đầu bên kia lớp da làm mũi gắn vào bắp tay sẽ bị cắt rời, toàn bộ lớp da cấy ghép sẽ được nhào nặn để tạo thành lớp da bao phủ gắn bên ngoài phần mũi cũ.
Trong 2 tuần này, bệnh nhân sẽ dùng một khung giá đỡ để cố định cánh tay, sao cho phần da cấy ghép gắn liền mũi và lớp da trên bắp tay không bị tác động. (Ảnh: Internet)
Từng ghi nhận trường hợp mũi bệnh nhân trở nên tím tái vào mùa đông lạnh giá rồi rụng xuống.
Ngày nay, bệnh giang mai có thể được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
5. Trích máu
Theo y học hiện đại, mất máu (chảy máu hay xuất huyết) thường được nhìn nhận là một điều xấu. Nhưng trong khoảng 2.000 năm, trích máu (chủ đích làm chảy máu) lại là một phương pháp điều trị phổ biến nhất được thực hiện.
Trích máu được dựa trên một lý thuyết y học cổ đại cho rằng có bốn loại chất dịch trong cơ thể, hay “thể dịch” (máu, niêm dịch, mật đen và mật vàng—tương ứng với bốn nguyên tố cơ bản cấu thành vũ trụ là không khí, đất, lửa và nước). Sự mất cân bằng của 4 loại thể dịch này sẽ dẫn đến bệnh tật. Để lấy lại sự cân bằng của 4 thể dịch, người ta dùng lưỡi dao hoặc lưỡi trích (một số được gắn lò xo để tăng lực tác động) để tách mở tĩnh mạch, thậm chí động mạch nhằm làm chảy máu trong khoảng vài ngày.
Trích máu được áp dụng ở phương Tây cho đến khoảng thế kỷ 19. Năm 1838, Henry Clutterbuck, một giảng viên tại Tổ chức Y khoa Royal College of Physicians, tuyên bố “trích máu là một phương pháp điều trị không thể đánh giá quá cao cho dù được thận trọng áp dụng”.
Có nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra khi áp dụng biện pháp này. Lấy ví dụ, khi George Washington bị viêm họng vào năm 1799, các bác sĩ đã trích lấy gần nửa lượng máu của ông và tạo nên một vết phồng giộp trên cổ họng. Trong vòng một ngày, ông qua đời.
Một bộ dụng cụ trích máu. (Ảnh: Internet)
Video: Toàn bộ bí mật quá trình phẫu thuật nâng mũi, xem xong cảm giác mũi như bị sập, không dám làm
Quý Khải
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…