Bạn có biết việc cạo lưỡi 2 lần mỗi ngày cũng quan trọng không thua kém gì chải răng? Những lý do trong bài viết này sẽ cho bạn cơ sở để thực hành thói quen cạo lưỡi ngay từ bây giờ.
Cạo lưỡi là gì? Tác dụng của cạo lưỡi là gì?
Theo MindBodyGreen, cạo lưỡi hoặc nạo lưỡi là một hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn thuần. Nhờ nạo lưỡi, con người có thể loại bỏ các vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, nấm, độc tố hay tế bào chết trong cơ thể.
Khi con người ngủ, hệ thống tiêu hóa vẫn luôn hoạt động. Ngoài chức năng hấp thu, hệ thống cũng có nhiệm vụ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và lưỡi là nơi được chọn để “gửi gắm” những độc tố đó. Nếu như chúng ta không loại bỏ độc tố, nấm có hại bám trên bề mặt lưỡi, chính chúng ta sẽ vô tình hấp thu lại vào cơ thể qua đường ăn uống. Hậu quả thường thấy là những căn bệnh liên quan đến hô hấp, rối loạn tiêu hóa hay suy giảm hệ thống miễn dịch.
Độc tố được đẩy lên trên bề mặt lưỡi, nhiệm vụ của bạn là phải cạo chúng đi.
Một nghiên cứu từng được công bố trên WebMD cho biết, việc sử dụng một dụng cụ chuyên cạo lưỡi đem lại hiệu quả loại bỏ độc tố và vi khuẩn trên lưỡi tốt hơn nhiều so với bàn chải đánh răng tích hợp đầu chải lưỡi. Mặc dù đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ được thức ăn và mảng bám trong răng và nướu, nhưng thực tế có gần một nửa số vi khuẩn trong miệng chúng ta sống ở trên và trong các đường nứt của lưỡi. Việc dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ được gần hết số mảng bám và vi khuẩn này.
Không nên dùng lưng bàn chải để chà lưỡi.
Những lý do dưới đây có thể sẽ khiến bạn muốn cạo lưỡi hàng ngày:
1. Không cạo lưỡi, miệng sẽ rất hôi
Hơi thở “rau mùi” có thể tác động rất xấu tới cuộc sống của một người, bao gồm các mối quan hệ xã hội lẫn lòng tự trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơi thở có mùi chủ yếu do một số vi khuẩn nằm ở phần gốc lưỡi nằm sát họng, khu vực rất khó dùng bàn chải đánh răng tiếp cận. Chính vì vậy, việc cạo lưỡi giúp giảm đáng kể các loại vi khuẩn đường miệng gây ra tình trạng hôi miệng ở một số người.
2. Giúp tận hưởng hương vị món ăn chuẩn nhất
Một quá trình tiêu hóa hoàn hảo bắt đầu từ hương vị và nước bọt. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh lưỡi, vị giác của bạn có thể bị sai lệch nghiêm trọng, thậm chí không thể nhận biết được mùi vị của thức ăn. Việc cạo bỏ lớp vi khuẩn và chất bẩn trên lưỡi giúp khơi thông các điểm vị giác trên lưỡi và cho phép chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn hơn hương vị của món ăn.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Có thể bạn chưa biết, lưỡi là “lá chắn” đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của con người. Nạo lưỡi giúp ngăn chặn độc tố bị tái hấp thu vào cơ thể, qua đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của chính bạn.
4. Sức khỏe răng miệng sa sút, hãy chăm cạo lưỡi ngay
Khi răng miệng có nhiều triệu trứng không ổn như viêm nướu, viêm chân răng… đó là lúc bạn cần quan tâm hơn tới sức khỏe răng miệng. Ngoài việc chăm chỉ đánh răng 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn, bạn cần tạo thói quen luôn cạo lưỡi mỗi khi đánh răng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
5. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều bởi con đường ăn uống. Khi miệng là bộ phận đầu tiên trong dây chuyền tiêu hóa của cơ thể gặp vấn đề, nó cũng kéo theo nhiều chứng bệnh liên quan. Do đó, cạo lưỡi sẽ làm sạch bề mặt lưỡi, bộ phận tiếp xúc nhiều với thức ăn nhất và giúp tránh những chất độc có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Chưa kể cạo lưỡi còn kích thích sản sinh nước bọt và agni (năng lượng trao đổi chất của hệ tiêu hoá, yếu tố chủ yếu tạo nên sức khỏe) giúp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Cạo lưỡi sao cho đúng và hiệu quả?
Các nha sỹ thường khuyến cáo mọi người nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt vào hai thời điểm sáng và tối. Cạo lưỡi cũng được khuyến cáo nên được thực hiện đồng thời trước khi đánh răng.
Một số dụng cụ chà lưỡi phổ biến
Bạn có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản để cạo lưỡi, chẳng hạn một thanh kim loại hoặc nhựa mỏng, dài và có thể uốn cong được theo hình chữ U. Nếu không thể tự chế, bạn có thể tìm đến các cửa hàng thuốc, trung tâm y tế, phòng khám nha khoa để mua dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Cách cạo lưỡi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần uốn cong hai đầu của dụng cụ, sau đó nhẹ nhàng cà lên bề mặt lưỡi theo chiều hướng ra ngoài.
Cạo lưỡi hướng ra, không đẩy ngược từ ngoài vào trong.
Lưu ý: Nên cạo tới phần sâu nhất của cuống lưỡi càng tốt. Tuy nhiên cũng không nên quá sâu vì có thể gây hiện tượng buồn nôn. Có thể cạo nhiều lần cho đến khi cảm thấy lưỡi đã sạch, nhưng không cạo mạnh quá và nhiều sẽ gây rát lưỡi. Cuối cùng hãy luôn ghi nhớ rửa sạch và sử dụng đều đặn dụng cụ cạo lưỡi như một thói quen hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Video: Cận cảnh các bước nha sĩ biến răng sâu trở thành răng đẹp
Ảnh minh họa: wikihow
Theo Tạp chí Diễn đàn Đầu tư
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…